spot_img
17.2 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngTủ lạnh nên để ở bếp hay phòng khách: Thợ điện tiết...

Tủ lạnh nên để ở bếp hay phòng khách: Thợ điện tiết lộ hiểu lầm nhiều gia đình vẫn đang gặp phải

Nơi để lý tưởng nhất là khu vực mà nhiều người vẫn bỏ qua.

Nội dung chính:

– Nhược điểm khi đặt tủ lạnh trong bếp

– Nơi đặt tủ lạnh lý tưởng

– Lưu ý

Tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nó giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, giúp bảo quản thức ăn an toàn và tiện lợi. Tủ lạnh không chỉ giữ cho thực phẩm tươi ngon mà còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và vi sinh vật gây hại. Việc đặt tủ lạnh ở đúng vị trí cũng hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả làm lạnh mà còn tiết kiệm năng lượng và gia tăng tuổi thọ của thiết bị. 

Nói đến vị trí đặt tủ lạnh, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến nhà bếp. Đặt tủ lạnh trong bếp giúp bạn tiện lưu trữ và lấy thực phẩm. Gia đình tôi trước đây cũng nghĩ như vậy, nhưng chưa dùng được 3 năm thì tủ lạnh đã hỏng. Khi gọi thợ đến sửa, anh ấy nói với tôi rằng: “Nhà chị đặt tủ lạnh sai vị trí rồi, để trong bếp sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.” 

Bên cạnh đó, anh ấy còn nói với tôi rất nhiều bất tiện của việc đặt tủ lạnh trong bếp, tôi thấy khá hợp lý. Vậy đặt tủ lạnh trong bếp có những nhược điểm gì? Dưới đây, chuyên mục Nội thất nhà đẹp sẽ cho bạn biết!

Thu hẹp diện tích bếp

Nhược điểm đầu tiên của việc đặt tủ lạnh trong bếp là chiếm diện tích không gian này. Diện tích nhà bếp của các căn hộ nhỏ và trung bình không được rộng. Một căn bếp nhỏ như vậy phải đặt hệ thống bếp và đồ dùng cần thiết nói chung, còn phải chừa lối đi lại, nếu đặt thêm một chiếc tủ lạnh hai cánh vào, sẽ trở nên rất chật chội. Đặt tủ lạnh ở khu vực khác có thể tiết kiệm diện tích nhà bếp một cách hiệu quả, giúp mọi người nấu nướng thoải mái hơn.

Ảnh hưởng khả năng tản nhiệt

Tủ lạnh nên để ở bếp hay phòng khách: Thợ điện tiết lộ hiểu lầm nhiều gia đình vẫn đang gặp phải- Ảnh 1.

Nhược điểm thứ hai của việc đặt tủ lạnh trong bếp là ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt. Chúng ta đều biết rằng bất kỳ thiết bị điện nào cũng cần tản nhiệt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của thiết bị. Tủ lạnh cũng không ngoại lệ, một khi tản nhiệt không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, thậm chí không thể bảo quản thực phẩm. Trong trường hợp bạn để tủ lạnh cạnh các thiết bị sinh nhiệt như nồi cơm, bếp gas, lò vi sóng, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tản nhiệt của thiết bị. Vì vậy không nên lắp đặt tủ lạnh trong bếp.

Khó vệ sinh

Nhược điểm thứ ba của việc đặt tủ lạnh trong bếp là rất khó vệ sinh. Nhà bếp là nơi có nhiều dầu mỡ nhất trong nhà, đặc biệt là một số gia đình còn thích xào nấu ở lửa lớn, dầu mỡ sinh ra sẽ bám vào tủ lạnh, điều này chắc chắn làm tăng thêm khó khăn cho việc làm sạch. Nếu không muốn vỏ tủ lạnh nhanh bị bẩn, mỗi ngày sau khi nấu ăn xong đều phải lau chùi một lần, rất mất thời gian.

Nguy cơ mất an toàn

Nhược điểm tiếp theo của việc đặt tủ lạnh trong bếp là tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vì bên trong thiết bị có rất nhiều dây điện, không nên tiếp xúc với nhiệt và nước. Tủ lạnh cũng không ngoại lệ, một khi tủ lạnh bị rò rỉ điện, tiếp xúc với nước trong bếp, người ở trong bếp có thể bị điện giật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhất định. Ngoài ra, các chất hóa học trong tủ lạnh tiếp xúc với lửa trần cũng có thể gây nổ.

Vậy tủ lạnh đặt ở đâu là lý tưởng nhất? 

Tủ lạnh nên để ở bếp hay phòng khách: Thợ điện tiết lộ hiểu lầm nhiều gia đình vẫn đang gặp phải- Ảnh 2.

Vị trí đặt tủ lạnh phù hợp nhất chính là phòng khách. Ngược lại với bếp, phòng khách lại là không gian luôn khô ráo, sạch sẽ. Đặt tủ lạnh trong phòng khách sẽ giúp đảm bảo tuyệt đối cho vấn đề vệ sinh của thiết bị. Tuy nhiên, để đặt được tủ lạnh trong phòng khách, gia chủ phải đảm bảo không gian đủ diện tích cũng như chiếc tủ lạnh phải phù hợp với thẩm mỹ, thiết kế.

Đặt tủ lạnh ở phòng khách vừa tiết kiệm diện tích nhà bếp, vừa tránh được tai nạn, ngoài việc lấy thực phẩm khi nấu ăn không được tiện lắm thì không còn nhược điểm nào khác. 

Lưu ý khi đặt tủ lạnh:

– Mặt sau tủ lạnh cách tường ít nhất 15cm.

– Các mặt bên của tủ lạnh cách tường/vật cản ít nhất 10cm.

– Tủ nên được kê cao hơn so với mặt đất ít nhất 3cm.

– Khu vực trước tủ hoặc bên mở cánh tủ không được có bất kỳ vật cản nào.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật