spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngVề "thủ phủ" cam nổi tiếng ở miền Bắc, nông dân thu...

Về "thủ phủ" cam nổi tiếng ở miền Bắc, nông dân thu hàng trăm triệu đồng đến tiền tỉ mỗi ha

Cam Cao Phong nổi tiếng của Hòa Bình đang đến thời điểm thu hoạch. Năm nay, nông dân phấn khởi vì được mùa, được giá.

Cam Cao Phong là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình, nông sản đầu tiên và duy nhất của tỉnh đến thời điểm hiện tại được cấp chỉ dẫn địa lý. Cam vỏ mỏng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng.

Về "thủ phủ" cam nổi tiếng ở miền Bắc, nông dân thu hàng trăm triệu đồng đến tiền tỉ mỗi ha- Ảnh 1.

Nông dân phấn khởi vì giá cam canh Cao Phong được mùa, được giá

Năm nay, cam Cao Phong “được mùa, trúng giá”. Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình, cho hay giá cam Cao Phong 2 năm nay có xu hướng tăng.

Hiện, giá cam lòng vàng đang được thu mua tại vườn bình quân từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, tăng khoảng 10% so với năm ngoái. Loại đặc biệt bán 50.000 đồng/kg.

Trong khi đó, cam canh Cao Phong được bán với giá bình quân 35.000 – 40.000 đồng/kg, loại đặc biệt lên tới 60.000 đồng/kg.

Cam Cao Phong đang vào mùa thu hoạch

Thống kê toàn huyện Cao Phong có khoảng 1.300 ha cam, trong đó 1.000 ha đang đến kỳ kinh doanh cho trái. Sản lượng năm nay ước đạt 115 ngàn tấn, năng suất cam 26 tấn/ha.

Sau khi trừ chi phí 120-130 triệu đồng/ha, nông dân thu về lợi nhuận từ 600 triệu đến 1 tỉ đồng/ha.

Tuy nhiên, trồng cam cũng có đặc biệt là thu hoạch theo kỳ, tức 4 năm đầu sẽ không ra trái, 3 năm sau ra bói, từ năm thứ 7 đến năm thứ 15 mới bắt đầu thu hoạch. Sau 15 năm, nông dân lại phải tiến hành tái canh.

Bà Trần Thị Quế, Thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, cho hay: Gia đình trồng trong diện tích tái canh nên đây là năm đầu tiên trồng thu hoạch, giá đầu mùa trung bình với giá 40.000 – 65.000 đồng/kg, so với giá hàng năm thì cam được mùa, được giá.

Những diện tích cam Cao Phong có mã số vùng trồng được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Ông Hà Ngọc Tuyền, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Cao Phong, Hòa Bình, cho hay năm ngoái doanh nghiệp xuất khẩu đi châu Âu 7,5 tấn, năm nay dự tính tăng lên khoảng 25 tấn.

Ông Nguyễn Hồng Yến chỉ vào mô hình cánh đồng mẫu về tái canh cây cam huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025, với diện tích hơn 13 ha giống cam canh. Việc xây dựng vùng trồng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu về chất lượng, năng suất từ đó cấp mã số vùng trồng.

Theo ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND Hòa Bình, với tính đa dạng về khí hậu, đất đai, cho phép Hòa Bình thích ứng nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây ăn quả, bao gồm cả những cây ôn đới và cây nhiệt đới.

Toàn tỉnh có gần 16 ngàn ha cây ăn quả các loại. Trong đó chủ lực là nhóm cây có múi (cam, bưởi, quýt, chanh) với diện tích trên 10 ngàn ha. Ngoài ra, có trên 1.200 ha nhãn, gần 1.500 ha chuối và một số cây ăn quả khác như xoài, vải, táo, thanh long.

Đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 88 mã số vùng trồng cho các loại cây ăn quả. Trong đó có 53 mã số phục vụ xuất khẩu với diện tích 375 ha. Có 2.431 ha cây ăn quả các loại được chứng nhận GlobalGAP, VietGAP, an toàn thực phẩm, hữu cơ.

Về "thủ phủ" cam nổi tiếng ở miền Bắc, nông dân thu hàng trăm triệu đồng đến tiền tỉ mỗi ha- Ảnh 2.

Vườn cam canh Cao Phong được trồng theo mô hình cánh đồng mẫu về tái canh

Về "thủ phủ" cam nổi tiếng ở miền Bắc, nông dân thu hàng trăm triệu đồng đến tiền tỉ mỗi ha- Ảnh 3.

Du khách thích thú khi tham quan vườn cam

Về "thủ phủ" cam nổi tiếng ở miền Bắc, nông dân thu hàng trăm triệu đồng đến tiền tỉ mỗi ha- Ảnh 4.

Quả cam được trồng trong chuỗi liên kết sản xuất – kinh doanh nông sản an toàn

Về "thủ phủ" cam nổi tiếng ở miền Bắc, nông dân thu hàng trăm triệu đồng đến tiền tỉ mỗi ha- Ảnh 5.

Vườn cam được dự kiến xuất khẩu

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật