spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánMua gì cho danh mục chứng khoán cuối năm 2024?

Mua gì cho danh mục chứng khoán cuối năm 2024?

Kết thúc tháng 11/2024, thị trường chứng khoán sụt giảm cả về điểm số lẫn thanh khoản, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong bối cảnh nhiều yếu tố bất định. Tháng 12, nhà đầu tư bắt đầu sửa soạn danh mục cuối năm, đồng thời đặt kỳ vọng cho mức đóng cửa của VN-Index.
Mua gì cho danh mục chứng khoán cuối năm 2024?
Hình minh họa

Theo báo cáo từ SSI Research, tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá và áp lực rút ròng từ khối ngoại. Xu hướng này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn bao phủ nhiều thị trường châu Á như Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines và Indonesia, do lo ngại các chính sách thuế quan mới từ tân Tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng xuất khẩu. Đồng USD mạnh lên cũng thúc đẩy dòng vốn ngoại rút khỏi các thị trường mới nổi.

Dẫu vậy, khi VN-Index giảm về quanh vùng 1.200 điểm, lực cầu giá thấp đã xuất hiện, cùng với tác động tích cực từ các chính sách kinh tế và luật mới được thông qua trong kỳ họp Quốc hội. Thị trường lấy lại sự cân bằng vào đầu tháng 12 với nhiều cổ phiếu VN30 hồi phục, đặc biệt ở nhóm tài chính (ngân hàng, chứng khoán), cảng & logistics, dệt may, thủy sản và bất động sản.

Theo SSI Research, thị trường tháng cuối năm 2024 được dự báo tiếp tục trạng thái tích lũy, với vùng hỗ trợ tại 1.230 điểm và ngưỡng kháng cự cần thử thách là 1.295 điểm. Một số yếu tố quan trọng có thể tạo động lực cho thị trường cuối năm 2024 và đầu năm 2025 bao gồm tăng trưởng GDP và đầu tư công. GDP quý IV được kỳ vọng duy trì tích cực, trong khi đầu tư công được dự báo tăng tốc, không chỉ trong quý IV mà còn kéo dài sang năm 2025. Xuất nhập khẩu cũng dự báo khả quan trước các chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Bên cạnh đó, kế hoạch hành động của Chính phủ cho năm 2025 là một điểm sáng. Năm 2025 là giai đoạn bản lề, khép lại kế hoạch phát triển kinh tế 2021-2025 và mở ra các cải cách đột phá nhằm tập trung vào chất lượng tăng trưởng. Các giải pháp vĩ mô như ổn định tiền tệ, tài khóa, thúc đẩy đầu tư FDI và tiêu dùng trong nước là những điểm sáng đáng chú ý. Việt Nam cũng tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi. FTSE đã đánh giá tích cực về tiến độ triển khai sản phẩm NPS với cuộc họp đánh giá triển vọng nâng hạng dự kiến vào tháng 1/2025.

Mặc dù kỳ vọng tăng trưởng vẫn duy trì, thị trường cần lưu ý những rủi ro như biến động tỷ giá khi đồng USD mạnh lên, chính sách thương mại khó đoán từ Tổng thống đắc cử Donald Trump, suy thoái kinh tế Mỹ và phân mảnh kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến dòng vốn và triển vọng xuất khẩu. Trong nước, nợ xấu vẫn là bài toán cần giải quyết triệt để.

Sau một tháng điều chỉnh, SSI Research cho rằng cơ hội sẽ nghiêng về các nhóm ngành có vùng định giá thấp và hưởng lợi từ các yếu tố hỗ trợ ngắn hạn như ngân hàng, chứng khoán, xuất khẩu (dệt may, thủy sản) và bất động sản.

Nhà đầu tư nên tận dụng các đợt giảm giá để tích lũy cổ phiếu đầu ngành, đồng thời đa dạng hóa danh mục nhằm giảm thiểu rủi ro. Chủ động bảo vệ lợi nhuận khi đạt kỳ vọng cũng là yếu tố cần thiết trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật