Ông Nguyễn Văn Khiêm, Giám đốc Công ty cổ phần Giày Thượng Đình, đã bị tạm hoãn xuất cảnh theo thông báo mới nhất từ Cục Thuế tỉnh Hà Nam. Nguyên nhân của việc này là do công ty nợ thuế, ông Khiêm với tư cách là đại diện pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm.
Cơ quan chức năng đã quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Giày Thượng Đình với số tiền hơn 6,5 triệu đồng.
Thời hoàng kim của thương hiệu giày quốc dân
Giày Thượng Đình là một trong những tên tuổi khiến nhiều người hoài niệm, bởi lẽ đây là thương hiệu “quen mặt” với người tiêu dùng Việt thế hệ trước. Với giá bán chỉ khoảng 100 nghìn đồng, hình ảnh đôi giày với sọc kẻ đơn giản có thể bắt gặp ở mọi nơi từ sân chơi thể thao, công trường đến giảng đường,…
Ra đời từ năm 1957, tiền thân của Giày Thượng Đình là xưởng X30 thuộc Cục quân khu – Tổng cục Hậu cần, chuyên sản xuất mũ cứng và dép cao su phục vụ cho quân đội. Năm 1978, cưởng đổi tên thành Xí nghiệp giày vải Thượng Đình và bắt đầu sản xuất giày vải, giày thời trang, giày thể thao,… Đến năm 1993, cái tên Giày Thượng Đình mới chính thức được xác nhận và trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt.
Mẫu Giày Thượng Đình quen thuộc với nhiều người tiêu dùng |
Giai đoạn hoàng kim của công ty kéo dài từ năm 1992 đến năm 2006, khi sản phẩm của họ không chỉ phổ biến trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật và Đông Nam Á.
Trong giai đoạn 2000-2006, sản phẩm của Giày Thượng Đình luôn đứng đầu bảng bình chọn của khách hàng Việt, nhưng sự xuất hiện của các thương hiệu ngoại như Adidas, Nike đã làm giảm vị thế của họ. Từ thương hiệu “giày quốc dân”, Giày Thượng Đình dần trở thành “giày lao động” và mất đi sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu cũng không khả quan hơn.
Hụt hơi trước sự đổ bộ của cơn bão mang tên ”hàng ngoại”, mắc kẹt vì ”đất vàng”
Tới giai đoạn 2011-2015, hoạt động kinh doanh của Giày Thượng Đình bắt đầu ‘sa sút’. Năm 2016, công ty chính thức đưa 9,3 triệu cổ phiếu lên sàn UpCOM với mã GTD. Tuy nhiên, chỉ sau hơn một năm, vốn hóa thị trường của Giày Thượng Đình giảm từ 409 tỷ đồng xuống còn 93 tỷ đồng.
Giai đoạn năm 2017-2020, doanh thu của Giày Thượng Đình liên tục đi lùi, kéo theo mức lỗ lần lượt là 17 tỷ đồng, 16,9 tỷ đồng, 13,2 tỷ đồng và 13,7 tỷ đồng. Sau năm 2021 hòa vốn và năm 2022 lãi nhẹ 0,117 tỷ đồng, Giày Thượng Đình lại lỗ 5 tỷ đồng trở lại vào năm 2023.
Năm 2023, mẫu giày ASN sọc đỏ này Thượng Đình từng được hưởng “may mắn” bán cháy hàng khi bị nhầm lẫn với giày Asia Sports được nghệ sĩ Hieu Thu Hai lăng xê. Nhờ việc “lăng xê” nhầm này, Giày Thượng Đình đã được quan tâm trở lại và kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ sau nhiều năm duy trì tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Tuy nhiên, sự quan tâm này nhanh chóng lụi tàn và không giúp công ty cải thiện tình hình kinh doanh
>> F.Studio by FPT chính thức được Apple cấp quyền mở bán trên TikTok Shop
Kết quả kinh doanh của Giày Thượng Đình. Đơn vị: tỷ đồng |
Năm 2022, Giày Thượng Đình báo một khoản lãi ‘tượng trưng’ sau chuỗi thua lỗ 5 năm liên tiếp trước đó, nhưng tới năm 2023 doanh thu của công ty lại giảm tới 22% xuống còn 80 tỷ và báo lỗ 5 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính năm 2023 cho thấy, tổng tài sản của Giày Thượng Đình tính đến ngày 31/12/2023 là 127 tỷ đồng. UBND thành phố Hà Nội nắm giữ 68,67% vốn, CTCP đầu tư thương mại Thái Bình nắm giữ 10%.
Giầy Thượng Đình hiện nay nằm tại vị trí được ví như “đất vàng” tại Hà Nội với diện tích 36.105m2 tại số 277 Nguyễn Trãi, Hà Nội, tuy nhiên, việc thoái vốn của UBND thành phố Hà Nội tại Giày Thượng Đình vẫn chưa hoàn thành, khiến công ty không thể giải quyết được vướng mắc về khu đất này.
Năm 2023 vừa qua, công ty phải trả hơn 12 tỷ đồng tiền thuế nhà đất và tiền thuê đất. Công ty muốn di dời nhà máy để giảm chi phí thuê đất và khấu hao, nhưng chưa thể thực hiện – việc này càng làm trầm trọng thêm tình hình tài chính của công ty, kéo dài chuỗi ngày thua lỗ.
>> Xanh SM chiếm lĩnh thị trường gọi xe công nghệ, trực tiếp ‘phả hơi nóng’ lên Grab