spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh Nghiệp“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn...

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk

Nhờ phương châm “5 Không”, Vinamilk đã biến gần 500ha đất cằn cỗi, nắng thì nứt nẻ, mưa thì bùn nhão thành cánh đồng đạt chuẩn Organic Châu Âu. Không chỉ trồng được bắp, cỏ Mombasa… mà còn phủ sắc vàng óng của giống lúa nổi tiếng ngon nhất thế giới – ST25.
“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 1.

Tầm giữa tháng 11, giữa bạt ngàn màu xanh của đồng cỏ, hồ nước ở Vinamilk Green Farm Tây Ninh xuất hiện một sắc vàng xuộm của hơn 100ha cánh đồng lúa ST25 đang vào mùa gặt. Đây là năm thứ 4 trang trại này trồng thành công giống lúa ngon nhất thế giới trên nền đất sét pha cát cằn cỗi. Qua mỗi năm sản lượng và chất lượng lúa đều tăng dần. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 2.

Với trang trại Green Farm tại Tây Ninh, đây không chỉ là một cánh đồng lúa, đó là thành quả của cả một quá trình 5 năm đào sâu nghiên cứu, bền bỉ cải tạo đất, tìm phương pháp canh tác tối ưu, chọn giống cây trồng phù hợp… Đúc kết lại, những chuyên gia nông nghiệp Vinamilk gọi đây là “Cánh đồng 5 Không”. Đó là: Không làm gì cả – Không phân bón hóa học – Không thuốc trừ sâu hóa học – Không thuốc diệt cỏ – Không gì là không thể. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 3.

“Không làm gì cả” – Đối với mảnh đất “khó” này, đây chính là nỗ lực đầu tiên của Vinamilk, với mục tiêu cho đất hoàn toàn nghỉ ngơi, tự cân bằng sinh học. Tiếp nhận lại dự án này từ một đơn vị khác đã thất bại trong việc làm nông nghiệp từ năm 2016, Vinamilk dành hẳn 3 năm để đất được phục hồi, chăm dưỡng, từ đó hình thành nên một trang trại sinh thái trải rộng gần 700ha, trong đó có 500ha đồng ruộng đạt chuẩn Organic Châu Âu. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 4.

Làm nông nghiệp, “đất” luôn là bài toán khó nhất. Vừa cho đất được trở về trạng thái thuần tự nhiên nhất, vừa nghiên cứu làm sao để trồng trọt theo phương pháp hữu cơ. Công nghệ, kiến thức đem về từ nước ngoài chưa thể phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, các kĩ sư nông nghiệp Vinamilk đã nghiên cứu kết hợp nhiều phương pháp để tìm ra “cách giải riêng” cho vùng đất này có thể “tái sinh”. (Ảnh Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 5.

“Không dùng phân bón hóa học” là nỗ lực thứ 2 có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải tạo đất. Tận dụng “vàng đen” của trang trại chăn nuôi chính là nguồn phân bò, sau khi được xử lý qua công nghệ hiện đại trở thành phân bón hữu cơ quý giá cho cánh đồng. Vòng tuần hoàn này vừa giúp đất đai thêm màu mỡ, tăng độ phì nhiêu và giúp tuần hoàn được chất thải của đàn bò sữa, biến chất thải thành tài nguyên cho đất. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 6.

Cải tạo đất đã khó, việc trồng lúa theo chuẩn hữu cơ Organic Châu Âu lại là một bài toán học búa khác, mà khó nhất là xử lý cỏ dại. Với quyết tâm “Không dùng thuốc diệt cỏ”, nhân viên trồng trọt ở đây sử dụng nhiều phương pháp diệt cỏ thủ công như tấn (ém) nước, cắt cỏ thường xuyên, gieo trồng bằng phương pháp cấy… Tuy vất vả, nhưng nếu chỉ cần vượt các tiêu chí dù chỉ 1%, thì đất sẽ không thể duy trì được tiêu chuẩn hữu cơ khắt khe này. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 7.

“Không sử dụng thuốc trừ sâu” là phương châm thứ 3 để bảo vệ cánh đồng khỏi sâu hại. Nhân viên trang trại mày mò, nghiên cứu dùng những chế phẩm sinh học như nấm vi sinh vật đối kháng giúp phòng ngừa và diệt sâu bọ gây hại hoặc dùng bẫy lá chuối, xơ mít để dẫn dụ ốc bươu vàng vào vị trí tập trung… (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 8.

Cũng chính vì môi trường sống “lành”, nên đồng lúa này xuất hiện nhiều bọ rùa, ong, chuồn chuồn…, các loài thiên địch diệt sâu rầy, vốn ít khi hiện diện ở những vùng canh tác có sử dụng chất hóa học. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 9.

“Không gì là không thể” – không phải là một phương pháp canh tác hay công nghệ mới, mà chính là ở tinh thần và sự kiên trì với con đường làm nông nghiệp bền vững mà doanh nghiệp theo đuổi. “Từ mảnh đất không ai tin có thể “trồng trọt” được huống gì là trồng lúa, nay sản lượng đã lên đến 4-5 tấn lúa cho mỗi hecta, còn là giống lúa mệnh danh ngon nhất nhì thế giới. Điều này càng giúp anh em tại trang trại tin tưởng rằng không có gì là không thể, cứ kiên trì đất sẽ “nở hoa”!” – Anh Bùi Văn Toại, Giám đốc Trang trại chia sẻ. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 10.

Không chỉ có lúa, trang trại giờ đây có thể trồng được rất nhiều cây ăn trái như mít, đu đủ, xoài… bên cạnh những cánh đồng cỏ, bắp rộng hàng trăm hecta cung cấp thức ăn cho bò. “Chúng tôi áp dụng phương pháp luân canh để cải tạo đất đai. Sau khi thu hoạch lúa, cánh đồng sẽ được “tái tạo” lại dưỡng chất trong đất, để sẵn sàng cho vụ bắp, cỏ mùa xuân” – Anh Nguyễn Văn Minh, Trưởng ban trồng trọt tại Green Farm Tây Ninh cho biết. (Ảnh: Hữu Khoa)

“Review” cánh đồng lúa “5 Không” tại trang trại Green Farm lớn nhất của Vinamilk- Ảnh 11.

Trang trại Green Farm tại Tây Ninh được khánh thành từ năm 2019, quy mô đàn bò hiện đạt gần 8000 con bò bê, sản lượng sữa lên đến 40 triệu lít mỗi năm. Ngoài Tây Ninh, Vinamilk hiện có 3 trang trại sinh thái Green Farm khác tại Quảng Ngãi, Thanh Hóa và Đà Lạt (theo chuẩn Organic), đều được đánh giá là mô hình trang trại sinh thái tiêu biểu, định hướng theo nông nghiệp bền vững, giảm phát thải của ngành chăn nuôi bò sữa. (Ảnh: Hữu Khoa)

 

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật