spot_img
17 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhQuốc gia tăng trưởng top đầu châu Âu báo động đỏ: Hàng...

Quốc gia tăng trưởng top đầu châu Âu báo động đỏ: Hàng trăm ngôi làng ‘ma’ trên khắp đất nước chỉ vỏn vẹn chục triệu dân, chi hàng chục tỷ USD cũng chưa chắc chống được ‘mối đe dọa’ hiện hữu

Gần 200 ngôi làng và thị trấn bị bỏ hoang trên khắp đất nước cho thấy nguy cơ 'sụp đổ dân số' tại Hy Lạp trong tương lai không xa.
Quốc gia tăng trưởng top đầu châu Âu báo động đỏ: Hàng trăm ngôi làng ‘ma’ trên khắp đất nước chỉ vỏn vẹn chục triệu dân, chi hàng chục tỷ USD cũng chưa chắc chống được ‘mối đe dọa’ hiện hữu- Ảnh 1.

Quán cà phê Saint George ở Lasta, một ngôi làng miền núi ở vùng Peloponnese của Hy Lạp, hiện đang không có người quản lý.

Những bức ảnh về đời sống người dân treo trên tường trái ngược với thực tế. Bên ngoài là quảng trường vắng tanh, trường học bỏ hoang và những ngôi nhà đổ nát, cho thấy bóng đen phủ lên tương lai của một đất nước đứng trước nguy cơ ‘sụp đổ dân số’.

Lasta là một trong hàng trăm thị trấn và ngôi làng “ma” bị bỏ hoang hoặc không có người ở trên khắp Hy Lạp. Nhiều năm qua, Hy Lạp đã phải đối mặt với tỷ lệ sinh giảm, kinh tế khó khăn và di cư hàng loạt.

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng tình trạng suy giảm dân số đang gây áp lực lớn lên một quốc gia vừa mới thoát khỏi khủng hoảng.

Quốc gia tăng trưởng top đầu châu Âu báo động đỏ: Hàng trăm ngôi làng ‘ma’ trên khắp đất nước chỉ vỏn vẹn chục triệu dân, chi hàng chục tỷ USD cũng chưa chắc chống được ‘mối đe dọa’ hiện hữu- Ảnh 2.

Quán cà phê không có người quản lý tại Lasta, Hy Lạp. Ảnh: CNBC

Tỷ lệ sinh giảm: mối đe dọa ‘hiện hữu’

Hy Lạp là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất ở châu Âu, với mức sinh thay thế chỉ là 1,3. Con số này chỉ bằng một nửa so với năm 1950 và thấp hơn nhiều so với mức 2,1 cần thiết để duy trì dân số.

Năm ngoái, cả nước chỉ ghi nhận hơn 71.400 ca sinh, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê cách đây gần một thế kỷ và giảm khoảng 6% so với năm 2022. Hiện tại, cứ khoảng một ca sinh thì có hai ca tử vong ở Hy Lạp và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi gần gấp đôi so với nhóm tuổi từ 0-14.

Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis đã cảnh báo về mối đe dọa “hiện hữu” đối với xã hội Hy Lạp khi đất nước dễ bị tác động bởi những thay đổi nhân khẩu học nặng nề hơn so với các quốc gia phát triển khác.

“Sự thật là ngày nay chúng ta nằm trong số những dân tộc già nhất châu Âu”, Thủ tướng Mitsotakis phát biểu tại một hội nghị nhân khẩu học của Hy Lạp vào năm ngoái.

Sự suy giảm đó dễ thấy nhất qua sự xuất hiện của gần 200 thị trấn và ngôi làng “ma” – những nơi không có hoặc hầu như không có người ở do người dân địa phương rời đi hoặc chết dần.

Những tàn dư của cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp

Sự suy giảm dân số gần đây của Hy Lạp phần lớn có thể bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công năm 2009. Các chương trình hỗ trợ khiến nước này phải thắt lưng buộc bụng trong nhiều năm sau đó, dẫn đến áp lực tài chính và kinh tế suy giảm trong thập kỷ tiếp theo.

Người trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy thoái kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đạt đỉnh 59,5% trong quý 1/2013, cao gấp đôi mức đỉnh 27% trên toàn quốc.

Kết quả là, ước tính hơn 400.000 người, tương đương 9% lực lượng lao động, đã di cư trong giai đoạn này. Phần lớn số còn lại chuyển đến các thành phố lớn của Hy Lạp để tìm việc tốt hơn.

Các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng dân số

Chính phủ hiện đang dự báo rằng dân số có thể giảm từ khoảng 10,4 triệu người hiện nay xuống còn 7,5 triệu người vào năm 2050.

Để giúp giải quyết vấn đề này, năm ngoái Thủ tướng Mitsotakis đã thành lập Bộ Xã hội và Gia đình để tăng cường hỗ trợ cho trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương.

Tháng 10, Bộ đã công bố sẽ chi 20 tỷ euro (21 tỷ USD) cho đến năm 2035 nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm dân số, bao gồm trợ cấp cho trẻ em, tăng chế độ nghỉ phép của cha mẹ và giảm thuế.

Tuy nhiên, Bert Colijn, nhà kinh tế trưởng tại ING, hoài nghi rằng các biện pháp hỗ trợ nuôi con chưa đủ để thay đổi xu hướng giảm. Ông cho rằng chính phủ những thay đổi lớn về chính sách hỗ trợ như ưu đãi khuyến khích người trẻ ở lại đất nước và thu hút nhưng người đã rời đi quay trở lại.

Thay đổi nhân khẩu học ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Đà suy giảm dân số của Hy Lạp trái ngược với triển vọng kinh tế của quốc gia thành viên EU này.

GDP Hy Lạp dự kiến tăng 2,2% vào năm 2024 và 2,3% vào năm 2025, vượt xa các nền kinh tế lớn của châu Âu và củng cố vị trí là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo rằng sự suy giảm dân số cuối cùng có thể làm suy yếu sự tăng trưởng đó trong dài hạn.

“Thay đổi nhân khẩu học là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế nói chung. Nó liên quan đến việc bạn có bao nhiêu bàn tay làm việc và những bàn tay đó có thể làm việc hiệu quả như thế nào”, Colijn cho biết. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh “mối tương quan mạnh mẽ” giữa tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động và GDP bình quân đầu người.

Hy Lạp không phải là quốc gia duy nhất gặp phải tình trạng này. Suy giảm dân số là vấn đề mà nhiều quốc gia phát triển đang phải đối mặt. Nhật Bản và Hàn Quốc, với tỷ lệ sinh lần lượt là 1,2 và 0,72 vào năm 2023, là một trong trường hợp điển hình nhất về suy giảm dân số. Nhưng phần lớn ở phương Tây và Trung Quốc cũng vậy, khi dân số đang già đi nhanh chóng và cần hỗ trợ lớn từ chính phủ.

Theo CNBC

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật