spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài Chính"Hành tinh thứ 9" ghi dấu ấn lên Trái Đất trước khi...

"Hành tinh thứ 9" ghi dấu ấn lên Trái Đất trước khi mất tích?

Một hành tinh bí ẩn có thể đã tiếp cận Mặt Trời thuở sơ khai với khoảng cách xa hơn Sao Thiên Vương một chút và sắp xếp lại mọi thứ trong hệ sao.

Theo một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi TS Garett Brown từ Đại học Toronto (Canada), ngoài 8 hành tinh hiện tại, trong hệ Mặt Trời từng hiện diện một hành tinh khác có kích thước từ 2-50 lần Sao Mộc.

Nhưng gã khổng lồ đó không ra đời từ đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời, mà là kẻ xâm lược.

"Hành tinh thứ 9" ghi dấu ấn lên Trái Đất trước khi mất tích?- Ảnh 1.

Một hành tinh xâm lược có thể đã tiếp cận Mặt Trời với khoảng cách chỉ xa hơn Sao Thiên Vương một chút – Minh họa AI: Thu Anh

Theo Science Alert, nghiên cứu của TS Brown và các cộng sự đã tìm hiểu cách mà một hành tinh viếng thăm Thái Dương hệ trong quá khứ có thể định hình quỹ đạo của các vật thể ngày nay, bao gồm Trái Đất.

Các tính toán cho thấy khả năng này lên tới 1/100, một tỉ lệ đáng kể so với tác động mà nó có thể mang lại.

Sử dụng các mô phỏng, họ tính toán ra kích thước khổng lồ của vị khách này, cũng như cho thấy nó đã tiếp cận Mặt Trời với khoảng cách rất gần là tối đa 20 đơn vị thiên văn (AU), tức xa nhất là bên ngoài quỹ đạo Sao Thiên Vương.

Một AU bằng với khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất và Sao Thiên Vương nằm cách Mặt Trời khoảng 19 AU.

Đối với khoảng cách giữa các thiên thể không cùng một hệ sao, lướt qua nhau với chỉ 20 AU là quá gần.

Ý tưởng của nghiên cứu này là đến từ nỗ lực nghiên cứu sự tiến hóa quỹ đạo của các hành tinh trong Thái Dương hệ, vốn còn nhiều lỗ hổng.

Sự tiến hóa của quỹ đạo các hành tinh là một quá trình phức tạp, với mỗi hành tinh ngày nay đều không còn nằm trên quỹ đạo ban đầu của nó.

Trong đó, Sao Mộc và sự dịch chuyển của nó được cho là tác động lớn nhất định hình quỹ đạo của các hành tinh ngày nay. Tuy vậy, điều này cũng không thể giải thích hết sự phức tạp và khác biệt trong quỹ đạo của 7 hành tinh còn lại.

Hành tinh xâm lược khổng lồ nói trên đã cung cấp thêm một mảnh ghép, lấp đi một số lỗ hổng.

Ngoài ra kết quả trên cũng giúp chúng ta hiểu thêm về các vị khách lạ có thể đi vào nhật quyển.

Nhờ kỹ thuật quan sát hiện đại, vài năm nay con người đã nắm bắt được vài vị khách lạ từ môi trường liên sao, mặc dù mới chỉ là các tiểu hành tinh.

Trong đó, nổi tiếng nhất là Oumuamua, một tiểu hành tinh có dạng điếu xì gà và quỹ đạo kỳ quặc, bị một số nhà khoa học từ Đại học Havard (Mỹ) nghi ngờ là liên quan đến công nghệ của người ngoài hành tinh.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật