spot_img
9 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhChuyện về những người bảo vệ cây sa mạc

Chuyện về những người bảo vệ cây sa mạc

Giữa sa mạc Taklimakan khắc nghiệt, những "người bảo vệ cây" cần mẫn chăm sóc và giữ gìn vành đai xanh dọc đường cao tốc Tarim, mang lại sức sống cho vùng đất khô cằn.

Giữa sa mạc Taklimakan khắc nghiệt, hàng cây xanh dọc theo đường cao tốc Tarim – con đường xuyên sa mạc lớn nhất Trung Quốc – vẫn kiên cường bám trụ, nhờ vào công sức của những “người bảo vệ cây”. Họ là những con người cần mẫn ngày đêm chăm sóc, đảm bảo sự sống xanh trên vùng đất khô cằn này.

Ông An Guozheng, 60 tuổi, đã dành 9 năm qua để bảo vệ và chăm sóc vành đai xanh trên đường cao tốc Tarim. Công việc hàng ngày của ông bắt đầu từ sáng sớm, khi ông mở 56 van giếng nước để tưới dọc theo hàng cây dài 4 km.

Ông An Guozheng – người bảo vệ cây trên đường cao tốc Tarim, Trung Quốc – nói: “Tôi chăm sóc những cây này như con của mình. Tôi cảm thấy vui khi nhìn thấy chúng xanh tốt”.

Ngoài việc tưới nước, ông An phải thường xuyên kiểm tra các đường ống nhỏ giọt được chôn dưới cát và đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn. Nhiệm vụ không hề dễ dàng, đặc biệt trong môi trường sa mạc đầy khắc nghiệt với nửa năm bão cát liên tục.

Nhớ lại những ngày đầu đặt chân đến sa mạc vào năm 2016, ông An chia sẻ về sự khó khăn ban đầu khi đối mặt với khí hậu khô hanh, khiến da ông bong tróc.

Chuyện về những người bảo vệ cây sa mạc- Ảnh 1.

Sa mạc Taklamakan. (Ảnh: VCG)

Ông An Guozheng – người bảo vệ cây trên đường cao tốc Tarim, Trung Quốc – cho biết: “Sa mạc có thể hoang vắng, nhưng cuộc sống thì không. Bạn phải tự tìm niềm vui cho mình”.

Cùng với vợ, ông An không chỉ bảo vệ cây mà còn giữ gìn sự sống cho con đường cao tốc quan trọng này. Với họ, mỗi cây xanh tồn tại là một hy vọng cho tương lai.

Ông An Guozheng cho rằng: “Một thế hệ trồng cây, và các thế hệ tương lai được hưởng bóng mát. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta phải bảo tồn những cây đã trồng. Chỉ bằng cách chăm sóc chúng tốt, chúng ta mới có thể đảm bảo rằng con đường được bảo vệ tốt”.

Khi mùa đông đến, lượng nước bốc hơi giảm, việc tưới cây trở nên không cần thiết. Đây cũng là lúc ông An và vợ trở về quê, tận hưởng kỳ nghỉ kéo dài bốn tháng trước khi quay lại tiếp tục công việc đầy ý nghĩa trên sa mạc Taklimakan.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật