spot_img
11 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngKhông phải Nga, đây mới là 'trùm cuối' đứng đầu thị trường...

Không phải Nga, đây mới là 'trùm cuối' đứng đầu thị trường khí đốt thế giới, xuất khẩu gần 87 triệu tấn trong năm 2024

Quốc gia này tiếp tục vượt qua Úc và Qatar thống trị thị trường LNG của thế giới.
Không phải Nga, đây mới là 'trùm cuối' đứng đầu thị trường khí đốt thế giới, xuất khẩu gần 87 triệu tấn trong năm 2024- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ vị trí là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, vượt qua cả Qatar và Australia trong năm 2024.

Theo dữ liệu từ Kpler trích dẫn bởi Reuters, lượng xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ đạt mức kỷ lục mới, dự kiến kiến chạm ngưỡng 86,9 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2023, giữ vững vị trí số một trong danh sách các quốc gia xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã xuất khẩu nhiều LNG hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng LNG xuất khẩu trung bình của Mỹ đạt 11,9 tỷ feet khối/ngày, tăng 12% so với năm 2022. Theo ước tính từ Kpler, dù lượng xuất khẩu LNG trong nước tiếp tục tăng trưởng, tốc độ xuất khẩu năm nay sẽ chậm hơn nhiều so với năm 2023.

EIA dự kiến lượng xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ sẽ duy trì ở mức gần 12 tỷ feet khối/ngày, gần như không đổi so với năm 2023, theo báo cáo mới nhất từ Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO).

Tuy nhiên, EIA cho biết trong báo cáo STEO tuần 2 tháng 12, xuất khẩu LNG của Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng 15%, đạt gần 14 tỷ feet khối/ngày vào năm 2025, nhờ vào việc mở rộng công suất xuất khẩu từ các nhà máy Plaquemines LNG và Corpus Christi LNG Stage 3.

Plaquemines LNG vừa sản xuất lô LNG đầu tiên, theo thông tin từ Venture Global, nhà phát triển nhà máy ở Port Sulphur, Louisiana. Giai đoạn vận hành thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài khoảng 18 tháng.

Mặc dù xuất khẩu LNG trung bình không có sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, nhưng giá LNG khu vực thấp hơn đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ. Ngoài ra, EIA cũng cho rằng giá LNG hợp đồng tương lai giao ngay vẫn sẽ duy trì ở mức thấp hơn so với các năm 2022 và 2023.

Tại Mỹ, hợp đồng tương lai khí đốt giao vào tháng 12 đã tăng 5,10%, đạt 3,356 USD. Nguyên nhân chủ yếu là do dự báo nhiệt độ sẽ giảm, đặc biệt là ở khu vực phía Tây nước Mỹ vào đầu tháng 12, sau một mùa thu ấm áp bất thường. Dự kiến, sự sụt giảm nhiệt độ này, kết hợp với một đợt lạnh ở khu vực Trung Tây, sẽ làm tăng nhu cầu về khí đốt để sưởi ấm.

Theo Eli Rubin, chuyên gia phân tích tại EBW Analytics Group, sự thay đổi thời tiết này đã thúc đẩy giá khí đốt vượt qua các ngưỡng kỹ thuật quan trọng. Nhiều nhà đầu tư trước đây đặt cược vào xu hướng giảm giá kéo dài đã điều chỉnh lại vị thế, góp phần đẩy giá lên cao.

Tuy nhiên, ông Rubin cảnh báo rằng xu hướng tăng này có thể chỉ là tạm thời, do lượng dự trữ khí đốt của Mỹ vẫn ở mức cao lịch sử. Ngoài ra, sản lượng khí đốt tăng do giá hấp dẫn hơn cũng có thể gây áp lực giảm giá trong thời gian tới.

Không giống như thị trường dầu mỏ, thị trường khí đốt vẫn mang tính khu vực cao, với mức giá biến động khác nhau tùy theo từng khu vực. Đặc điểm này khiến việc dự báo xu hướng dài hạn trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

Tham khảo: Oilprice

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật