spot_img
14 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKhổ như Ireland: Chính phủ quá nhiều tiền không biết phải làm...

Khổ như Ireland: Chính phủ quá nhiều tiền không biết phải làm gì, tăng chi tiêu công và giảm thuế vẫn thặng dư ngân sách 7,5% năm 2024

Việc có quá nhiều tiền khiến Ireland khá dè chừng vì trở thành tâm điểm chỉ trích ở Châu Âu do đang là thiên đường thuế cho những tập đoàn như Apple.

Vào tháng 9/2024, Tòa án Công lý châu Âu đã đưa ra phán quyết trong một cuộc chiến pháp lý kéo dài về việc liệu Apple có được hưởng lợi từ các lỗ hổng trong luật thuế của Ireland hay không.

Kết quả là, tập đoàn Mỹ này sẽ phải nộp 13 tỷ Euro, tương đương 14 tỷ USD cho cơ quan thuế Ireland, cùng với hơn 1 tỷ Euro tiền lãi, tương đương với 4,8% thu nhập quốc dân (GNI) hàng năm của quốc gia này.

GDP là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (quý, năm) còn GNI là chỉ số kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là 1 năm).

Thế nhưng điều khiến mọi người bối rối, chính quyền Ireland đã đứng về phía Apple trong các cuộc chiến với tòa án châu Âu, lập luận rằng công ty này không làm gì sai.

Điều này đã hé lộ phần nào về nền kinh tế thặng dư ngân sách nhất khu vực.

Khổ như Ireland: Chính phủ quá nhiều tiền không biết phải làm gì, tăng chi tiêu công và giảm thuế vẫn thặng dư ngân sách 7,5% năm 2024- Ảnh 1.

Thay đổi ngân sách của Ireland theo % GDP

Thừa tiền không biết làm gì

Trên khắp Châu Âu và thậm chí cả Mỹ, chính phủ đều đang đau đầu vì thâm hụt ngân sách và phải tính đến việc tăng thuế. Thế nhưng Ireland lại đang đau đầu vì quá dư tiền mặt đến nỗi chẳng biết phải làm gì với số tiền này.

Nền kinh tế Ireland đang hoạt động rất tốt với tổng thu nhập quốc dân (GNI) dự kiến sẽ tăng 4,9% trong năm nay và 2,7% vào năm 2025. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,3%. Lạm phát đã giảm xuống dưới 2%.

Bộ tài chính Ireland cho biết doanh thu thuế sẽ đạt 105,7 tỷ Euro trong năm nay, tăng 13,6 tỷ Euro so với ước tính trước đó.

Ngân sách Ireland đã thặng dư vào năm 2022, 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục thặng dư nữa trong năm nay. Theo dự đoán của các bộ trưởng, thặng dư ngân sách năm 2024 sẽ đạt 7,5% GNI và 2,9% vào năm 2025, kể cả sau khi tăng chi tiêu công và cắt giảm thuế.

Xin được nhắc rằng Ireland đã đưa ra mức thuế doanh nghiệp thấp để thu hút các công ty nước ngoài kể từ những năm 1950.

Ngay cả khi các chế độ phúc lợi bị cắt giảm mạnh và các loại thuế khác tăng lên trong cuộc khủng hoảng đồng euro vào đầu những năm 2010, thuế doanh nghiệp vẫn được giữ ở mức hào phóng là 12,5%.

Chiến lược này đã mang lại những phần thưởng lớn trong những năm gần đây bởi thuế suất thấp nhưng lượng doanh nghiệp nước ngoài đổ về đây đã làm tăng tổng doanh thu ngân sách.

Năm 2015, doanh thu thuế doanh nghiệp là 7 tỷ Euro thì đến năm 2023, con số này đã đạt 24 tỷ Euro. Bộ tài chính Ireland dự kiến con số này sẽ tăng lên 30 tỷ Euro mỗi năm vào cuối thập niên 2020.

Mặc dù vào năm 2021, chính phủ Ireland đã buộc phải tăng thuế suất thuế doanh nghiệp như một phần của thỏa thuận liên quan đến hơn 140 quốc gia để thiết lập mức tối thiểu toàn cầu, thế nhưng mức thuế mới vẫn khá khiêm tốn là 15%.

Trên thực tế, đây là động thái đối phó của Ireland trước sự chỉ trích của nhiều nước trên thế giới.

Khổ như Ireland: Chính phủ quá nhiều tiền không biết phải làm gì, tăng chi tiêu công và giảm thuế vẫn thặng dư ngân sách 7,5% năm 2024- Ảnh 2.

Vào giữa thập niên 2010, nhiều tập đoàn công nghệ lớn đã bị Châu Âu chỉ trích tận dụng lỗ hổng thuế khi chuyển lợi nhuận đã khai báo sang các quốc gia mà họ có hoạt động không đáng kể với những văn phòng nhỏ ít nhân viên như Ireland để hưởng thuế suất thấp.

Thế rồi việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi Brexit càng khiến Ireland trở thành điểm thu hút các tập đoàn Mỹ vì đây là thành viên nói tiếng Anh duy nhất còn ở lại.

Chính sự chú ý này đã khiến Ireland chịu rất nhiều sức ép buộc phải tăng thuế.

Tuy nhiên ngay cả như vậy, ngân sách nước này vẫn liên tục thặng dư đến mức từ chối khoản tiền nộp phạt của Apple và tìm cách tiêu bớt số tiền thừa này.

Tặng quà cho người dân

Năm 2022, khoảng 3/5 tổng thu thuế doanh nghiệp của Ireland đến từ 10 tập đoàn lớn, cho sức hút của thị trường này. Thậm chí thuế doanh nghiệp còn chiếm tới 27% tổng thu ngân sách cùng kỳ, cao gấp đôi mức trung bình của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nhận thức được sự dồi dào của ngân sách có thể gây rắc rối do bị chỉ trích, chính phủ Ireland dự kiến sẽ xử lý những khoản thuế từ các doanh nghiệp như Apple bằng phương pháp mà Na Uy đang thực hiện để xử lý doanh thu dầu mỏ Biển Bắc, đó là thành lập quỹ đầu tư quốc gia.

Hiện 2 quỹ đầu tư quốc gia riêng biệt của Ireland đang được thành lập và chính phủ hy vọng tổng giá trị 2 quỹ này sẽ đạt 100 tỷ Euro vào năm 2040.

Bên cạnh đó để chi tiêu bớt số tiền thừa, Ireland cũng xây dựng các chương trình tặng quà cho người dân.

Thế rồi trong khi hầu hết chính phủ Châu Âu từ bỏ chương trình trợ giá năng lượng thì tại Ireland, mỗi gia đình sẽ nhận được khoản hỗ trợ tín dụng năng lượng trị giá 250 Euro. Chế độ phúc lợi trợ cấp cho gia đình có trẻ nhỏ cũng được tăng lên, còn mức thu nhập đạt tiêu chuẩn nộp thuế cũng được nâng cao nhằm hạn chế nguồn thu thuế cá nhân.

Thậm chí đầu tư công vào cơ sở hạ tầng tại Ireland năm 2024 đã tăng thêm 3 tỷ Euro.

Khổ như Ireland: Chính phủ quá nhiều tiền không biết phải làm gì, tăng chi tiêu công và giảm thuế vẫn thặng dư ngân sách 7,5% năm 2024- Ảnh 3.

Ngay cả như vậy, chính phủ Ireland cũng đang rất căng thẳng bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục giảm lãi suất để kích thích kinh tế. Do đó nếu Ireland cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu công sẽ thúc đẩy lạm phát lên cao rất nhanh.

Xin được nhắc rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa chi phí nhân công tại Ireland tăng cao do không có nhiều người thất nghiệp, khiến các doanh nghiệp có thể phải tăng giá bán để bù chi phí. Đó là chưa kể việc tung lượng lớn tiền ra thị trường thông qua các khoản chi tiêu công cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình lạm phát.

Tờ Economist cho hay các bộ trưởng của Ireland đang chịu áp lực lớn để tăng chi tiêu nhiều hơn nữa nhằm giải quyết thặng dư ngân sách nhưng vẫn kiềm chế được lạm phát.

*Nguồn: CNBC, Economist

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật