spot_img
11 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhĐòn trừng phạt của phương Tây 'quá mạnh', gã khổng lồ năng...

Đòn trừng phạt của phương Tây 'quá mạnh', gã khổng lồ năng lượng Nga lần đầu tiên báo lỗ trong 25 năm, cổ phiếu rơi xuống đáy 15 năm

Giá cổ phiếu tập đoàn khí đốt Nga Gazprom đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào ngày 18/12. Đây là diễn biến mới nhất trong 1 năm đầy khó khăn với “gã khổng lồ” ngành năng lượng của Nga.

Theo hãng tin RBC của Nga, giá cổ phiếu Gazprom giao dịch ở mức 106,1 rúp và là mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009. Đến ngày 18/12, cổ phiếu này tiếp tục giảm xuống 105,75 rúp. Trước khi mâu thuẫn Nga – Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022, giá cổ phiếu Gazprom dao động quanh mức 300 rúp.

Vào tháng 5, Gazprom đã báo lỗ lần đầu tiên kể từ năm 1999 và giá cổ phiếu lập tức giảm 4,4%. Cổ phiếu tập đoàn này tiếp tục giảm mạnh trong tháng 6 và xuống mức thấp nhất vào thời điểm đó là khoảng 113 rúp.

Số liệu kinh doanh ảm đạm báo cáo hồi tháng 5 là do “Gazprom mất đi một phần đáng kể thị phần trên thị trường khí đốt châu Âu”, theo Katja Yafimava, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford.

Trước năm 2022, châu Âu nhận khoảng 40% nhu cầu khí đốt tự nhiên từ Nga. Vào tháng 6, một báo cáo Gazprom được Financial Times theo dõi cho biết công ty sẽ mất một thập kỷ mới có thể bù đắp được các khoản lỗ do mâu thuẫn ở Ukraine gây ra.

Mối lo ngại về hoạt động kinh doanh của Gazprom càng căng thẳng hơn khi thoả thuận trung chuyển khi đốt của Nga qua Ukraine sẽ kết thúc vào ngày 1/1/2025.

Vasily Karpunin, trưởng bộ phận phân tích của Alfa Investments, lưu ý rằng việc ngừng Ukraine ngừng thoả thuận này có thể ảnh hưởng đến kết quả tài chính của Gazprom nếu tập đoàn này không tìm thấy lựa chọn nào khác để duy trì luồng xuất khẩu khí đốt.

Đặc biệt, gói trừng phạt thứ 15 được các nước EU thông qua vào ngày 16/12 dù điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến Gazprom, nhưng việc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới nhìn chung cũng làm tăng rủi ro cho các công ty xuất khẩu vì nguồn cung có thể bị hạn chế.

Ngoài ra, hồi tháng 9, Uỷ viên của Uỷ ban châu Âu (EC) Kadri Simson cho biết EU “cam kết hoàn toàn” loại bỏ dần khí đốt của Nga qua đường ống Ukraine và đã chuẩn bị từ 2 năm trước.

Tuy nhiên, việc tách rời khỏi khí đốt của Nga là “mối đau đầu” lớn với các nước EU. Slovakia đang dẫn đầu nỗ lực của các quốc gia bị ảnh hưởng để ngăn chặn nguy cơ bị mất sạch nguồn cung từ Điện Kremlin.

Vào thứ Hai, sau cuộc họp với Thủ tướng Slovakia, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã nhắc lại rằng Ukraine không muốn gia hạn thoả thuận. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng nước này sẵn sàng vận chuyển khí đốt từ các nguồn khác.

Yafimava cho biết vấn đề về thoả thuận trung chuyển vẫn còn bỏ ngỏ nhưng quyết định gần đây của hãng năng lượng Áo OMV trong việc cắt đứt quan hệ với Gazprom do tranh chấp về hợp đồng có thể cho thấy cơ hội kinh doanh của Gazprom đang suy yếu ở EU.

Quyết định của OMV vào đầu tháng này là đòn giáng lớn với Gazprom khi đây là một trong những công ty đầu tiên ở Tây Âu nhập khẩu và đầu tư vào khí đốt của Nga từ thời Liên Xô.

Các chuyên gia trong ngành cho biết việc chấm dứt thoả thuận với OMV là một dấu hiệu quan trọng cho thấy EU “cai nghiện” thành công với khí đốt Nga, một điều khó có thể diễn ra trước khi mâu thuẫn Nga – Ukraine xảy ra.

Song, theo Yafimava, những vấn đề mà Gazprom đang đối mặt ở EU không phải là “hồi chuông báo tử”. Tập đoàn này vẫn có thể trụ vững nhờ thị trường nội địa có nhu cầu lớn và áp lực cũng giảm bớt nhờ giá khí đốt tăng mạnh.

Yafimava cho biết, Gazprom cần tìm kiếm thị trường mới. Một lựa chọn tiềm năng là thoả thuận về Power of Siberia 2, đường ống dẫn khí đốt Nga – Trung Quốc sẽ giúp làm tăng mạnh lượng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tham khảo BI

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật