Bên trong những bức tường thành uy nghi, nhà xã hội học kiêm nhiếp ảnh gia người Mỹ Sidney D. Gamble đã hai lần lẻn vào Tử Cấm Thành trong khoảng thời gian 1917-1918 và lưu giữ lại những khoảnh khắc lịch sử quý giá.
Hình ảnh cổng Thiên An Môn năm 1917 mang đậm dấu ấn thời cuộc. Bên ngoài cổng thành là cuộc sống thường nhật của người dân, bên trong là một Tử Cấm Thành đang chìm trong giấc mộng phục hưng của vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi.
Cảnh tượng cỏ dại mọc um tùm ở trước điện Thái Hòa. Sau khi nhiều thái giám bị đuổi khỏi kinh thành thì việc dọn dẹp vệ sinh trong Tử Cấm Thành bị bỏ bê. Thậm chí, phân chim trên mái nhà cũng không còn ai dọn dẹp, tạo nên một khung cảnh hoang tàn, tiêu điều.
Hình ảnh được chụp tại Thần Vũ Môn là cổng phía bắc của Tử Cấm Thành. Phía sau cánh cổng này, vị hoàng đế trẻ Phổ Nghi vẫn luôn tìm kiếm cơ hội khôi phục đế chế. Năm 1917, Phổ Nghi đã được tướng Trương Huân giúp đỡ phục vị nhưng chỉ trong 12 ngày ngắn ngủi trước khi phải thoái vị một lần nữa.
Ngày 18/11/1918, một buổi lễ duyệt binh long trọng đã được chính phủ Bắc Dương tổ chức tại trước cửa điện Thái Hòa. Sự kiện này nhằm kỷ niệm chiến thắng của phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, một chiến thắng mà Trung Quốc cũng góp phần, dù không trực tiếp tham chiến mà bằng việc gửi hơn 100.000 lao động đến châu Âu và được miễn khoản bồi thường Canh Tý.
Hình ảnh của đại tổng thống Trung Hoa Dân Quốc tại Bắc Kinh – Từ Thế Xương, người giữ chức vụ dưới sự ủng hộ của quân phiệt An Huy trong giai đoạn từ 10 tháng 10 năm 1918 đến 2 tháng 6 năm 1922. Ông là người đã đọc diễn văn trong buổi lễ này.
Cổng Ngọ Môn năm 1918 treo cờ của chính phủ Bắc Dương, là một trong những hình ảnh ấn tượng về Tử Cấm Thành thế kỷ 20.
Giữa những biến động lịch sử ấy, cuộc sống của những người dân vẫn tiếp diễn. Một bức ảnh ghi lại cảnh những người phụ nữ Mãn Châu trong trang phục truyền thống, được cho là thân quyến của hoàng tộc trong Tử Cấm Thành.
Ở một góc khác, một cụ bà bó chân, ăn vận sang trọng, ngậm điếu thuốc, lặng lẽ quan sát buổi duyệt binh với vẻ mặt thờ ơ, có lẽ là người nhà của một quan lại nhà Thanh.
Cuối cùng là hình ảnh hai người lính canh cổng cung điện, với trang phục được may bằng chất liệu chắc chắn, bền bỉ, nhưng họ không được trang bị ủng quân đội.
(Nguồn: Sohu)