spot_img
17 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpCơ chế hoạt động của vaccine ngừa ung thư Enteromix của Nga

Cơ chế hoạt động của vaccine ngừa ung thư Enteromix của Nga

Vaccine ngừa ung thư này được điều chế chính trong quá trình tìm kiếm vaccine ngừa Covid-19.

Vaccine ngừa ung thư, vaccine chống ung thư… đã không còn là từ quá mới thời gian gần đây. Thậm chí liên tục có các thông tin về các quốc gia cho thử nghiệm.

Đặc biệt, mới đây, ngày 15/12, hãng tin Tass đưa tin Nga đã phát triển thành công vaccine mRNA chống ung thư, và cam kết cung cấp miễn phí cho bệnh nhân.

Theo các nghiên cứu gần đây của Nga, vaccine ngừa ung thư được điều chế chính trong quá trình tìm kiếm vaccine ngừa Covid-19. Vaccine này thể hiện các đặc tính chống lại các khối u.

Cơ chế hoạt động của vaccine ngừa ung thư Nga

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.

Bác sỹ điều trị ung thư chính của Bộ Y tế Nga, bác sỹ phẫu thuật Andrei Kaprin, cho biết vaccine được điều chế chính trong quá trình tìm kiếm vaccine ngừa Covid-19, trong quá trình đó vaccine thể hiện xuất sắc đặc tính chống khối u.

Bác sỹ Andrei Kapri giải thích những cách tiếp cận chính trong phát triển vaccine ngừa ung thư của Nga. Theo đó:

– Vaccine tiêu khối u (Enteromix thuộc loại này) hoạt động theo nguyên lý “con ngựa thành Troy”. Có thể diễn giải dễ hiểu hơn, là virus hoặc chất khác sẽ bám vào tế bào dẫn (protein) để tiêu diệt tế bào khối u.

– Chất dẫn đưa “đầu đạn” trực tiếp đến khối u.

– Vaccine chống u (Anti-oncovaccine) là vaccine được lựa chọn riêng cho khối u. Vaccine này sẽ phản ứng với khối u trong con người. Nghĩa là, bằng phương pháp phẫu thuật ta lấy khối u, chọn vaccine cho nó và sau đó tiêm vaccine vào khối u và vào giường mạch.

Vaccine mRNA dựa trên việc giải mã DNA khối u.

Loại vaccine này được thiết kế như một phương pháp điều trị dành riêng cho bệnh nhân ung thư, sử dụng công nghệ mRNA tương tự vắc xin Covid-19 của Pfizer và Moderna.

Cơ chế hoạt động của vaccine ngừa ung thư Enteromix của Nga
Ảnh minh họa vaccine ngừa ung thư

>> Phát triển thành công vaccine ung thư dựa trên công nghệ mRNA: Có thể sử dụng cho tất cả loại ung thư, người bệnh sẽ được cung cấp miễn phí

Nga sẽ phát miễn phí vaccine ngừa ung thư cho toàn dân vào năm 2025

Việc thử nghiệm lâm sàng vaccine cần ba giai đoạn:

– Giai đoạn thứ nhất nhằm kiểm tra độ an toàn của vaccine trên một nhóm nhỏ tình nguyện viên. Trong trường hợp Enteromix, hiệu quả cũng đang được đánh giá ở những bệnh nhân được chọn;

– Giai đoạn thứ hai điều tra liều lượng tối ưu của vaccine và hiệu quả ở nhóm bệnh nhân đông hơn;

– Giai đoạn thứ ba tiến hành với hàng nghìn bệnh nhân, kiểm tra hiệu quả của vaccine so với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn hoặc giả dược. Giai đoạn này là dài nhất và có thể mất vài năm.

Theo ước tính sơ bộ, chi phí sản xuất một liều vaccine ngừa ung thư là khoảng 300 nghìn ruble (khoảng 74 triệu đồng).

Tuy nhiên, mới đây Nga tuyên bố sẽ phát miễn phí vaccine ngừa ung thư cho toàn dân từ năm 2025.

>> Chưa từng có trong lịch sử: Siêu cường châu Âu sẽ phát miễn phí vaccine ung thư cho toàn dân vào năm 2025

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật