spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpCó 659.000 cuộc tấn công mạng, nhiều vụ nghiêm trọng 'nhắm' vào...

Có 659.000 cuộc tấn công mạng, nhiều vụ nghiêm trọng ‘nhắm’ vào PVOIL, Vietnam Post…

Hình thức mã độc ransomware nhắm vào việc mã hóa dữ liệu để tống tiền gia tăng mạnh, với 14,59% tổ chức thừa nhận đã trở thành nạn nhân.

Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia vừa công bố báo cáo tổng kết về tình hình an ninh mạng năm 2024, dựa trên khảo sát tại 4.935 đơn vị và tổ chức tại Việt Nam.

Nhiều vụ tấn công mạng nhắm vào doanh nghiệp lớn như PVOIL, Vietnam Post

Theo báo cáo, các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam liên tục phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trên không gian mạng, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể về số lượng và quy mô các vụ tấn công. Nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra, nhắm vào các doanh nghiệp, tổ chức lớn như VNDirect, PVOIL, Vietnam Post và các cơ sở y tế, giáo dục…

Số liệu cho thấy có tới 46,15% cơ quan, doanh nghiệp cho biết đã từng bị tấn công mạng ít nhất 1 lần trong năm qua, trong đó 6,77% đơn vị thường xuyên bị tấn công. Tổng số vụ tấn công mạng trong năm ước tính lên tới hơn 659.000 vụ. Chỉ tính riêng các đơn vị trọng yếu đã có tới hơn 74.000 cảnh báo tấn công mạng, trong đó có 83 chiến dịch tấn công có chủ đích APT.

Có 659.000 cuộc tấn công mạng, nhiều vụ nghiêm trọng 'nhắm' vào PVOIL, Vietnam Post...
Doanh nghiệp Việt hứng chịu 659.000 vụ tấn công mạng trong năm 2024

Tấn công có chủ đích APT là hình thức phổ biến nhất 2024

Tấn công có chủ đích APT là hình thức phổ biến nhất trong năm, chiếm 26,14% tổng số vụ tấn công. Các tin tặc thường sử dụng mã độc gián điệp nằm vùng, khai thác các lỗ hổng trong hệ thống như phần mềm lỗi thời, quy trình quản lý kém, rủi ro từ chuỗi cung ứng không đảm bảo an toàn và các sai sót từ con người. Ngoài ra, hình thức mã độc ransomware nhắm vào việc mã hóa dữ liệu để tống tiền cũng gia tăng, với 14,59% tổ chức thừa nhận đã trở thành nạn nhân.

Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực an ninh mạng tại Việt Nam đang chứng kiến tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Theo khảo sát, 20,06% tổ chức chưa có nhân sự chuyên trách về an ninh mạng, trong khi 35,56% chỉ có không quá 5 nhân sự phụ trách, con số này là quá nhỏ so với nhu cầu thực tế để đảm bảo an toàn thông tin.

Dự báo năm 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn trong lĩnh vực an ninh mạng, đặc biệt khi nhiều sự kiện kinh tế, chính trị và ngoại giao quan trọng sẽ diễn ra. Các chuyên gia nhận định rằng các tổ chức và doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và các giải pháp thông tin tình báo an ninh mạng để nâng cao khả năng phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa. Đồng thời, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên gia an ninh mạng chuyên sâu cần được ưu tiên để giảm thiểu rủi ro từ lỗ hổng con người và hệ thống.

>>Tập đoàn Viettel 2 lần vô địch cuộc thi bảo mật lớn nhất thế giới

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật