spot_img
15 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếNghỉ việc công ty lớn ở tuổi 22 để khởi nghiệp, U40...

Nghỉ việc công ty lớn ở tuổi 22 để khởi nghiệp, U40 thành công xây dựng nên thương hiệu chăm sóc sức khỏe với doanh thu hơn 500 tỷ đồng/năm

Người phụ nữ này đã mạo hiểm bước ra khỏi sự nghiệp Phố Wall của mình để theo đuổi đam mê riêng. Giờ đây, thương hiệu Apothékary do cô sáng lập dự kiến mang về doanh thu 35 triệu USD trong năm 2025.

Shizu Okusa, từng là nhà giao dịch và đầu tư tại Goldman Sachs, đã rời bỏ công việc lương cao trên Phố Wall vào năm 2012 khi mới 22 tuổi để tìm kiếm ý nghĩa mới cho cuộc sống.

Mặc dù công việc này mang lại thu nhập đáng kể, áp lực cùng 100 giờ làm việc mỗi tuần đã khiến cô kiệt sức.

“Tôi uống rượu mỗi tối và dùng cà phê để tỉnh táo vào ngày hôm sau. Đó là lối sống không bền vững”, Okusa, hiện 35 tuổi, chia sẻ.

Lấy cảm hứng từ các bài thuốc thảo dược truyền thống của cha mẹ người Nhật, cô sáng lập Apothékary vào năm 2020 – một thương hiệu chăm sóc sức khỏe sử dụng nguyên liệu thiên nhiên.

Hiện tại, Apothékary đã có lãi với doanh thu hơn 20 triệu USD (khoảng 509 tỷ đồng) tính đến tháng 11/2024 và dự kiến vượt mốc 35 triệu USD vào tháng 2/2025.

Nghỉ việc công ty lớn ở tuổi 22 để khởi nghiệp, U40 thành công xây dựng nên thương hiệu chăm sóc sức khỏe với doanh thu hơn 500 tỷ đồng/năm - ảnh 1
Shizu Okusa, nhà sáng lập và CEO của thương hiệu chăm sóc sức khỏe Apothékary. Ảnh: CNBC

Quyết định nghỉ việc và đặt cược vào bản thân

Sinh ra tại Vancouver (Canada), Okusa gia nhập Goldman Sachs vào năm 19 tuổi nhờ gửi email tự giới thiệu và đề xuất ý tưởng về cổ phiếu với sếp tương lai của mình. Sau cuộc phỏng vấn kéo dài một ngày, cô nhận được lời mời làm việc.

Dù sự nghiệp vô cùng triển vọng, cô quyết định nghỉ việc vào năm 2012 để tìm lại bản thân, du lịch và bắt đầu kinh doanh. Cô đồng sáng lập thương hiệu nước ép Jrink ở Washington DC (Mỹ), với mức lương chỉ 30.000 USD/năm so với 150.000 USD khi làm tài chính.

Dù Jrink mở được 9 cửa hàng và hợp tác với chuỗi siêu thị Mỹ Whole Foods, doanh thu chỉ đạt tối đa 5 triệu USD/năm – không đủ để duy trì hoạt động, cô cho biết.

Okusa chia sẻ thêm: “Và nếu chúng tôi có thêm nước ép tươi bị hỏng, thì nó sẽ càng ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp hơn”.

Vì vậy, cô quyết định bán lại công ty vào năm 2019 cho thương hiệu Puree Juice Bar – công ty đã giúp Okusa thành lập Apothékary sau này.

Bài học từ 2 lần khởi nghiệp

Dù cả Apothékary và Jrink đều chú trọng đến sức khỏe, nhưng Okusa thừa nhận cô đã phải thay đổi cách tiếp cận để giúp doanh nghiệp thứ 2 thành công hơn.

“Một trong những bài học quan trọng, theo tôi, là học cách không cản trở chính mình”, Okusa cho hay. “Tôi tuyển dụng những người giỏi hơn mình trong một số lĩnh vực kinh doanh nhất định. Giờ đây, tôi sẵn sàng lùi lại và chỉ tập trung vào điểm mạnh của bản thân”.

Nghỉ việc công ty lớn ở tuổi 22 để khởi nghiệp, U40 thành công xây dựng nên thương hiệu chăm sóc sức khỏe với doanh thu hơn 500 tỷ đồng/năm - ảnh 2
Shizu Okusa trong lễ tốt nghiệp đại học cùng bố mẹ. Ảnh: CNBC

Nữ doanh nhân từng coi Jrink như “đứa con tinh thần” mà cô không tin ai có thể bảo vệ tốt hơn mình. Nhưng với Apothékary, cô đã học cách ủy thác công việc hiệu quả và đặt niềm tin vào đội ngũ để thúc đẩy công ty phát triển.

Bên cạnh đó, Okusa cũng chia sẻ một số chiến lược cắt giảm chi phí giúp doanh nghiệp tăng trưởng.

Hiện nay, Apothékary cung cấp hơn 20 loại sản phẩm, hợp tác với các chuyên gia thảo dược và có mặt tại 400 cửa hàng Sprouts trên toàn nước Mỹ. Thay vì chi nhiều tiền cho một nhà phân phối lớn, Okusa và đội ngũ tự vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, cô còn triển khai dịch vụ đăng ký định kỳ để đẩy mạnh doanh số.

Khi nhìn lại, cho rằng bài học giá trị nhất cô học được là lắng nghe đam mê của chính mình – điều đã dẫn cô đến ý nghĩa thật sự của cuộc sống.

Cô nói: “Ở giai đoạn này của cuộc đời, tôi không còn quá tập trung vào những thành tựu để ghi vào hồ sơ, mà hướng đến những giá trị tôi muốn để lại. Tôi muốn cảm thấy tự hào vì đã sống một cuộc đời trọn vẹn”.

Theo CNBC

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật