spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngUkraine bất ngờ săn lùng hàng chục nghìn tấn hàng này từ...

Ukraine bất ngờ săn lùng hàng chục nghìn tấn hàng này từ Việt Nam: Xuất khẩu tăng hơn 1.300%, nước ta là 1 trong 3 ông trùm của thế giới

Mặt hàng tỷ đô của Việt Nam đang được Ukraine mạnh tay chốt đơn kể từ đầu năm.
Ukraine bất ngờ săn lùng hàng chục nghìn tấn hàng này từ Việt Nam: Xuất khẩu tăng hơn 1.300%, nước ta là 1 trong 3 ông trùm của thế giới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 11 đã đạt hơn 704 nghìn tấn với trị giá hơn 443 triệu USD, giảm 10,6% về lượng và giảm 12,2% kim ngạch so với tháng 10/2024.

Lũy kế trong 11 tháng đầu năm hạt ngọc trời đã giúp nước ta thu về hơn 5,3 tỷ USD với hơn 8,4 triệu tấn, tăng 10,6% về lượng và tăng 22,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu trung bình 627,4 USD/tấn, tăng 10,5% so với năm trước.

Xét về thị trường, Philippines hiện là khách hàng lớn nhất của nước ta với hơn 4 triệu tấn, tương đương trên 2,47 tỷ USD, tăng 39,3% về lượng và tăng 57,2% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá bình quân đạt 617,6 USD/tấn, tăng 12,8% so với 11 tháng năm 2023.

Indonesia đứng thứ 2 với 1,13 triệu tấn, tương đương 678,92 triệu USD, tăng 0,6% về lượng, tăng 10,5% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ 3 là Malaysia với hơn 699 nghìn tấn, tương đương 414,46 triệu USD, tăng mạnh 79% về lượng, tăng 105,9% kim ngạch so với 11 tháng năm 2023.

Ngoài  thị trường chủ đạo nêu trên, một quốc gia đang mạnh tay “chốt đơn” gạo Việt Nam là Ukraine. Cụ thể trong 11 tháng đầu năm, quốc gia này đã nhập khẩu 10.956 tấn gạo, tương đương hơn 7 triệu USD, tăng 1.355% về lượng và tăng 1.370% về trị giá so với năm 2023 , đồng thời là quốc gia đang chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các thị trường nhập khẩu gạo Việt.

Ukraine bất ngờ săn lùng hàng chục nghìn tấn hàng này từ Việt Nam: Xuất khẩu tăng hơn 1.300%, nước ta là 1 trong 3 ông trùm của thế giới- Ảnh 2.

Ukraine là một quốc gia mạnh về xuất khẩu nông sản, đặc biệt là lúa mì. Từ đầu vụ đến nay, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã tăng lên 2,56 triệu tấn – cao hơn so với mức 2 triệu tấn cùng kỳ năm trước (số liệu của Bộ Nông nghiệp Ukraine). Quốc gia này cũng chính là nhà cung cấp lúa mì lớn nhất cho Việt Nam kể từ đầu năm đến nay.

Gạo Việt đã liên tục gây sốt kể từ cuối năm 2023 đến nay sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ khiến các quốc gia tìm đến nước ta để nhập khẩu nguồn cung thay thế. Năm 2024, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ 17 triệu tấn, Thái Lan 10 triệu tấn.

Tuy nhiên dự báo về xuất khẩu năm 2025, Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường phi Basmati, mở ra một thời kỳ với nguồn cung dồi dào và giá cả phải chăng hơn cho người tiêu dùng toàn cầu. Việc Ấn Độ trở lại thị trường được kỳ vọng sẽ giúp ổn định giá gạo toàn cầu, mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu, đồng thời khiến gạo Việt và Thái Lan sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ tăng lên 56,3 triệu tấn, cao hơn 2,3 triệu tấn so với dự báo đã công bố trước đó. Giá gạo xuất khẩu trung bình có thể giảm xuống dưới 600 USD/tấn, tuy nhiên cơ hội của gạo Việt Nam vẫn có khi chất lượng được chú trọng để đảm bảo những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Và đây sẽ là lợi thế cạnh tranh chính của gạo Việt trong thời gian tới.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật