spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhBuồn của nền kinh tế ngủ quên trên “phép màu” quá lâu,...

Buồn của nền kinh tế ngủ quên trên “phép màu” quá lâu, đang phải trả giá đắt vì quay lưng với năng lượng giá rẻ của Nga

Việc từ bỏ năng lượng giá rẻ của Nga là một trong những nguyên nhân chính khiến cỗ máy công nghiệp của Đức đang rệu rã.
Buồn của nền kinh tế ngủ quên trên “phép màu” quá lâu, đang phải trả giá đắt vì quay lưng với năng lượng giá rẻ của Nga- Ảnh 1.

Trong nhiều thập kỷ, Đức là niềm “ghen tị” của thế giới, từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế của châu Âu và hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu.

Sự thịnh vượng của Đức được xây dựng với 3 yếu tố chính, đó là nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, thương mại tự do không bị hạn chế với Mỹ và các đồng minh phương Tây khác, và chi tiêu quân sự tối thiểu nhờ các đảm bảo an ninh từ Mỹ sau Chiến tranh Lạnh.

Những yếu tố này giúp Đức xây dựng một nền kinh tế công nghiệp vô song, duy trì một nhà nước phúc lợi hào phóng và trở thành một “ông lớn” trên thị trường toàn cầu.

Nhưng quyết định cắt đứt quan hệ với Nga sau xung đột Ukraine đã đe dọa nền tảng kinh tế của Đức.

Kinh tế Đức được xây dựng dựa trên các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như hóa chất, ô tô và sản xuất công nghiệp nặng. Các ngành công nghiệp này phụ thuộc lớn vào khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga.

Trong nhiều thập kỷ, Berlin đã thúc đẩy quan hệ năng lượng chặt chẽ với Moscow, nhập khẩu một lượng lớn khí đốt giá rẻ thông qua các đường ống như Nord Stream. Thỏa thuận cùng có lợi này đã giúp các nhà máy của Đức hoạt động và nền kinh tế xuất khẩu của nước này có sức cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine đã khiến Berlin từ bỏ nguồn năng lượng này gần như chỉ sau một đêm và ra sức tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Kết quả là giá năng lượng tăng vọt và cuộc khủng hoảng sản xuất đang làm tê liệt ngành công nghiệp Đức. Nếu không có năng lượng giá rẻ, chính những ngành đã đưa Đức trở thành gã khổng lồ công nghiệp – ô tô, thép và hóa chất – sẽ không còn khả năng cạnh tranh trên toàn cầu nữa.

Ngoài ra, kế hoạch chuyển đổi xanh đầy tham vọng của Đức càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ khả năng thay thế nguồn năng lượng ổn định mà khí đốt Nga cung cấp. Việc loại bỏ năng lượng hạt nhân – một nguồn điện ổn định và không phát thải carbon – lại càng làm suy yếu an ninh năng lượng của nước này.

Thành công kinh tế của Berlin vốn cũng phụ thuộc vào một thế giới thương mại mở và ít rào cản. Tuy nhiên, trật tự toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. Chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, và việc các nền kinh tế lớn tách rời khỏi nhau đang đe dọa đến nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức.

Sự phụ thuộc kinh tế của Berlin vào Trung Quốc – đối tác thương mại hàng đầu của nước này – cũng trở thành gánh nặng khi căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Bắc Kinh và phương Tây.

Ngay cả mối quan hệ thương mại với Mỹ cũng đang chịu sức ép. Chính quyền Mỹ ngày càng chỉ trích Đức vì chi tiêu quốc phòng không đủ, trong khi Đức vẫn hưởng lợi từ thị trường Mỹ mà không đóng góp tương xứng.

Hãng tin RT (Nga) đánh giá sai lầm của Đức không chỉ là “quay lưng” với Nga mà mà còn quên mất yếu tố đã tạo nên thành công từ thuở đầu của mình. Nếu Berlin không điều chỉnh hướng đi, phép màu kinh tế Đức sẽ trở thành bài học đau đớn về sự kiêu ngạo và sai lầm chiến lược.

Theo RT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật