spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhĐiều gì khiến quốc gia láng giềng Việt Nam kiên quyết theo...

Điều gì khiến quốc gia láng giềng Việt Nam kiên quyết theo đuổi dự án Internet “từ trên trời truyền xuống”?

Bất chấp sự thống trị của Starlink và cuộc đua Internet không gian đang ngày một nóng lên, Trung Quốc vẫn quyết tâm phát triển siêu dự án của riêng minh.
Điều gì khiến quốc gia láng giềng Việt Nam kiên quyết theo đuổi dự án Internet “từ trên trời truyền xuống”?- Ảnh 1.

Ở thời điểm hiện tại, Starlink của Elon Musk đang là dự án Internet không gian lớn nhất với gần 7.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo, phục vụ hơn 5 triệu khác hang tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lợi thế của Starlink cho phép cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tới khách hàng ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh, vốn chưa được tiếp cận đầy đủ. Theo kế hoạch, Starlink sẽ mở rộng lên 42.000 vệ tinh.

Và Elon Musk không phải cái tên duy nhất theo đuổi Internet không gian. Eutelsat OneWeb có trụ sở tại Châu Âu cũng đã phóng hơn 630 vệ tinh internet quỹ đạo Trái đất thấp. Amazon cũng có kế hoạch tương tự, hiện được gọi là Dự án Kuiper, bao gồm hơn 3.000 vệ tinh. Hiện tại, Amazon mới chỉ phóng hai vệ tinh nguyên mẫu.

Trung Quốc cũng đang nhắm tới Internet vũ trụ với mục tiêu đưa 38.000 vệ tinh vào quỹ đạo trái đất trong 3 dự án có tên Qianfan, Guo Wang và Honghu-3. Câu hỏi vì sao Trung Quốc lại chi nhiều tiền cho cuộc đua Internet không gian tới vậy khi mà đã có những thương hiệu khác xây dựng được nền móng cho hoạt động này? Câu trả lời có sẽ là quyền kiểm soát trên không gian mạng.

“Starlink đã chứng minh khả năng cung cấp Internet cho những người ở khu vực xa xôi, hẻo lánh, cho phép họ truy cập bất cứ trang web nào, tải bất kỳ ứng dụng nào”, Steve Feldstein, thành viên cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, cho biết.

Tuy nhiên, Trung Quốc vốn không cho phép người dùng truy cập những trang web bị cấm. Chính bởi vậy, Bắc Kinh cần xây dựng hệ thống của riêng mình để đảm bảo quyền tiếp cận Internet cho người dân. Họ cũng có thể cung cấp dịch vụ Internet ngoài biên giới ở những quốc gia cho phép.

“Khoảng 70% cơ sở hạ tầng 4G ở châu Phi do Huawei xây dựng. Vì vậy, nếu có thêm Internet không gian, các công nghệ Trung Quốc có thể tạo ra bước đột phá cho khu vực này”, Juliana Suess, cộng sự tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức, cho biết.

Bên cạnh đó, sự hiện diện của Starlink trên chiến trường Ukraine cũng cho thấy vai trò của Internet vệ tinh với các xung đột địa chính trị. Thậm chí, công nghệ này còn được coi là mạch máu giúp các thiết bị không người lái thể hiện khả năng trên chiến trường. Và Trung Quốc không có lý do gì lại không nắm giữ yếu tố then chốt đó.

Tham khảo: CNBC

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật