spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhCâu hỏi về bức tường bê tông trong vụ tai nạn máy...

Câu hỏi về bức tường bê tông trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Hàn Quốc

Các chuyên gia hàng không cho biết các nhà chức trách sân bay tại Hàn Quốc nên đối mặt với những câu hỏi nghiêm túc về bức tường bê tông mà một chiếc máy bay đã va chạm khiến 179 người thiệt mạng

Chuyên gia an toàn hàng không David Learmount nói với Sky News rằng vụ va chạm với bức tường hỗ trợ hệ thống dẫn đường ở cuối đường băng là “khoảnh khắc quyết định” của thảm họa.

“Không chỉ không có lý do chính đáng (để nó ở đó), tôi nghĩ rằng việc để nó ở đó là hành vi phạm tội”, ông David Learmount cho hay.

Câu hỏi về bức tường bê tông trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Hàn Quốc- Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy bức tường ở đầu phía Nam của đường băng.

Các nhân chứng cho biết đã nhìn thấy rất nhiều chim xung quanh đường băng trước khi vụ tai nạn xảy ra và tháp kiểm soát đã cảnh báo phi công về khả năng bị chim đâm. Một phút sau, máy bay đã phát tín hiệu cấp cứu.

Khi máy bay hạ cánh lần thứ hai vào lúc 9h03 sáng (giờ địa phương), bánh đáp của máy bay đã không được triển khai.

Ông Learmount tin rằng những người trên máy bay có cơ hội sống sót cao sau khi phi công đưa máy bay xuống đất mặc dù đang bay với tốc độ cao.

“Anh ấy (phi công) đã hạ cánh một cách tuyệt vời trong hoàn cảnh này. Họ bay rất nhanh nhưng máy bay vẫn còn nguyên vẹn khi trượt trên mặt đất”, ông nói.

Khi máy bay đến cuối sân bay và đâm vào tường, nó gần như bị phá hủy ngay lập tức.

“Loại cấu trúc đó không nên tồn tại ở đây. Thật khủng khiếp. Thật kinh khủng đến mức không thể tin được”, chuyên gia Learmount nhận định.

Sân bay quốc tế Muan mở cửa vào năm 2007 và đã trở thành một trung tâm của khu vực ở phía Nam đất nước. Sân bay do Tổng công ty sân bay Hàn Quốc thuộc sở hữu nhà nước quản lý.

Các bản đồ vệ tinh cho thấy cấu trúc này đã đứng ở đầu phía Nam của đường băng gần hàng rào trong nhiều năm. Nó chứa hệ thống hạ cánh bằng thiết bị giúp phi công hạ cánh vào ban đêm hoặc khi tầm nhìn kém.

Tại hầu hết các sân bay, các hệ thống này được đặt trên các cấu trúc có thể thu gọn.

“Để một vật cứng cách đường băng khoảng 200m trở xuống, tôi chưa từng thấy bất kỳ điều gì như thế này ở bất kỳ đâu trước đây”, ông Learmount cho hay.

Nếu máy bay không đâm vào bức tường, ông cho rằng nó sẽ đâm xuyên qua hàng rào bao quanh, bay qua một con đường và có thể dừng lại ở một cánh đồng bên cạnh.

Câu hỏi về bức tường bê tông trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc ở Hàn Quốc- Ảnh 2.

Lính cứu hỏa đưa thi thể của một hành khách khỏi xác máy bay gặp nạn ở Sân bay Quốc tế Muan ngày 29/12/2024. Ảnh: Reuters

Theo chuyên gia này: “Có đủ không gian để máy bay giảm tốc độ và dừng lại. Và tôi nghĩ mọi người đều sống sót… Các phi công có thể bị thương khi đi qua hàng rào an ninh hoặc thứ gì đó tương tự. Nhưng tôi cho rằng họ có thể sống sót”.

Một chuyên gia hàng không khác là Sally Gethin cũng chia sẻ mối lo ngại về vị trí của bức tường nhưng không nghĩ rằng mọi người đều sống sót.

Theo bà, “có vẻ như máy bay vẫn duy trì tốc độ, vì vậy, ngay cả khi có nhiều không gian hơn ở cuối đường băng thì nó vẫn có thể trở thành thảm họa”.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc Joo Jong-wan cho biết chiều dài 2.800m của đường băng không phải là yếu tố gây ra vụ tai nạn và khẳng định rằng các bức tường ở hai đầu được xây dựng theo tiêu chuẩn của ngành.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật