spot_img
15 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhWHO yêu cầu Trung Quốc thực hiện "mệnh lệnh đạo đức và...

WHO yêu cầu Trung Quốc thực hiện "mệnh lệnh đạo đức và khoa học" liên quan COVID-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chia sẻ dữ liệu về nguồn gốc COVID-19.

Trong thông điệp đánh dấu 5 năm kể từ ngày bùng phát đại dịch COVID-19 làm đảo lộn thế giới, WHO đã kêu gọi Trung Quốc chia sẻ dữ liệu và quyền truy cập vào các dữ liệu có thể giúp tìm hiểu nguồn gốc của căn bệnh này.

“Đây là một mệnh lệnh về mặt đạo đức và khoa học” – WHO nhấn mạnh trong tuyên bố.

WHO yêu cầu Trung Quốc thực hiện "mệnh lệnh đạo đức và khoa học" liên quan COVID-19- Ảnh 1.

Chợ hải sản tại TP Vũ Hán – Trung Quốc, nơi bắt nguồn ổ dịch COVID-19 đầu tiên – Ảnh: THE GLOBAL TIMES

Theo thống kê của WHO, COVID-19 đã lấy đi 7 triệu sinh mạng, tàn phá nền kinh tế và làm tê liệt hệ thống y tế khắp thế giới.

WHO cũng nêu rõ: “Nếu không có sự minh bạch, chia sẻ và hợp tác giữa các quốc gia, thế giới không thể ngăn ngừa, chuẩn bị đầy đủ cho các dịch bệnh và đại dịch trong tương lai”.

Tròn 5 năm trước, vào ngày 31-12-2019, Văn phòng Quốc gia của WHO tại Trung Quốc đã nhận được thông báo từ cơ quan y tế của Vũ Hán về các trường hợp “viêm phổi do virus” trong thành phố.

Đầu tháng này, khi được hỏi liệu thế giới đã chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo hay chưa, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Câu trả lời là có và không”.

Ông Tedros, một chuyên gia dịch tễ và là cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Ethiopia, cho rằng nếu đại dịch tiếp theo xảy ra ngày nay, thế giới vẫn sẽ phải đối mặt một số điểm yếu và nguy cơ tương tự như những gì COVID-19 đã gây ra cách đây 5 năm.

Vào tháng 1-2021, lo sợ trước sự tàn phá do COVID-19 gây ra, 194 thành viên của WHO đã bắt đầu soạn thảo một hiệp ước nhằm chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo.

Tiến trình đàm phán vẫn đang diễn ra nhưng các bên đã nhất trí về hầu hết các điểm cơ bản của hiệp ước, chỉ còn một số vướng mắc về mặt thực tế.

Một đường đứt gãy quan trọng nằm giữa các quốc gia phương Tây có ngành công nghiệp dược phẩm lớn và các quốc gia nghèo hơn, những nơi vẫn lo ngại bị gạt ra ngoài lề khi đại dịch tiếp theo xảy ra.

Ngoài ra, đó còn là nghĩa vụ chia sẻ nhanh chóng các tác nhân gây bệnh mới nổi, và sau đó là các công cụ nhằm chống lại đại dịch như vắc-xin. Thời hạn đàm phán là tháng 5-2025.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật