spot_img
26 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpMưa đầu mùa, “giải khát” mùa hạn cho các tỉnh ĐBSCL

Mưa đầu mùa, “giải khát” mùa hạn cho các tỉnh ĐBSCL

Với tình hình thời tiết mưa nắng biến đổi thất thường ở ĐBSCL như hiện nay, mỗi hộ tích trữ nhiều bồn nước ngọt là một trong những giải pháp để người dân chủ động ứng phó và thích ứng với tình hình hạn, năm.

Người dân học cách sống chung với hạn mặn

Trong 10 năm trở lại đây, hạn mặn tại ĐBSCL diễn ra liên tục, lặp lại và ngày càng khốc liệt. Xâm nhập mặn năm 2024 diễn ra sớm hơn, giữa tháng 11 đã xuất hiện và đi sâu vào nội đồng. Đơn cử, đợt mặn từ ngày 8 đến ngày 13 tháng 3 tại Tiền Giang, ranh mặn 4g/l vào sâu 40-50 km, có nơi sâu hơn, tính đến thời điểm hiện tại đây là đợt có nồng độ mặn cao nhất năm 2024, ranh mặn 1g/l có nơi xâm nhập sâu tới 70km.

Mưa đầu mùa, “giải khát” mùa hạn cho các tỉnh ĐBSCL- Ảnh 1.

Người dân vùng ĐBSCL dần có những giải pháp phó với cao điểm xâm nhập mặn. Ảnh: Báo Tài Nguyên & Môi Trường.

Trên thực tế, nhiều người dân khu vực miền Tây đã luôn nỗ lực để ứng phó, thích nghi và sống cùng hạn mặn trong nhiều năm nay. Tại Sóc Trăng, bà con nông dân huyện Mỹ Xuyên đã sáng tạo mô hình “con tôm ôm cây lúa”. Đây được đánh giá là cách nuôi tôm và trồng lúa thông minh, bền vững đối với vùng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn. Minh chứng là trong mùa khô hạn hiện nay, những người nông dân ở đây đã bơm nước mặn vào ruộng hoặc ao để nuôi tôm sú, tôm thẻ. Khi có mưa, những ao tôm này được rửa mặn và trở thành cánh đồng lúa kết hợp với nuôi tôm sú, tôm thẻ…. Tính đến nay, Sóc Trăng đã có khoảng 7.000 ha – 10.000 ha “con tôm ôm cây lúa”.

Nông dân tại một số địa phương như huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu), hay tại Cà Mau cũng áp dụng thành công mô hình này. Điển hình tại Cà Mau diện tích khai thác “con tôm ôm cây lúa” lên tới 40.000 ha. Ngoài ra, khu vực này còn có tới 25.000 ha tôm – rừng, với sản lượng thu hoạch 10.000 tấn tôm mỗi năm. Mô hình này đã được cấp chứng nhận của nhiều tổ chức quốc tế.

Hạn, mặn, nắng nóng không xảy ra một cách tức thời mà có một thời gian, diễn biến lâu dài nên cần phải ứng phó và chủ động từ sớm thì mới có hiệu quả. Nhiều nơi đã có đề xuất xuống giống sớm vụ đông xuân 2024.

Các giải pháp tổng hợp để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn

PGS Lê Anh Tuấn – Nguyên Phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu cho hay, để giảm thiểu được thiệt hại do hạn mặn gây ra trong những năm tới, cần phải có các giải pháp tổng hợp.

Ông đưa ra 3 giải pháp để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt ở miền Tây, bao gồm trữ nước, chuyển đổi sản xuất và tiết kiệm nước.

Thứ nhất, các cơ quan chức năng nên khuyến khích người dân tìm mọi cách để có thể giữ được nước mưa hay nước lũ của mùa mưa càng nhiều càng tốt.

Thứ hai, cần khuyến khích người dân vùng xâm nhập mặn chuyển đổi sản xuất. Chẳng hạn, thay vì trồng lúa, người dân có thể chuyển sang trồng và canh tác những loại cây ít cần nước hơn, hoặc chuyển qua nuôi trồng thủy sản.

Thứ ba, các cơ quan chức năng cần có biện pháp lâu dài như hệ thống dẫn nước từ thượng nguồn xuống những vùng ven biển, cấp nước thô cho các nhà máy nhằm cung cấp nước sạch cho người dân.

Mưa đầu mùa, “giải khát” mùa hạn cho các tỉnh ĐBSCL- Ảnh 2.

Trong tháng 5, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các mạnh thường quân đã tổ chức hỗ trợ và chuyển nước ngọt cho người dân vùng hạn mặn tại các tỉnh miền Tây. Ảnh: TK

Trên thực tế, với mong muốn góp một phần hỗ trợ bà con nhân dân tại các tỉnh miền Tây bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn sớm ổn định cuộc sống, trong tháng 5 vừa qua, nhiều tổ chức và đơn vị đã tổ chức những chương trình trao tặng nước ngọt cho người dân.

Trong đó, Unilever đã trao tặng 285 bồn nhựa chứa nước ngọt cho người dân tại 3 tỉnh Long An, Tiền Giang và Cà Mau để giúp bà con trữ nước, vượt qua cơn khát mùa hạn.

Riêng tại Tiền Giang, vào chiều ngày 24/5/2024, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh trao tặng 95 bồn chứa nước (dung tích 1.000 lít/bồn) và 300 can chứa nước (dung tích 30 lít/can) cho các hội viên, phụ nữ tại tỉnh bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của xâm ngập mặn; với tổng trị giá 175 triệu đồng do Tập đoàn Unilever Việt Nam tài trợ. Đây được coi là sự hỗ trợ kịp thời đúng vào thời điểm các tỉnh này gặp hạn mặn kéo dài.

Trước đó, vào năm 2017, Tập đoàn Unilever Việt Nam cũng đã đồng hành cùng các nhãn hàng trao tặng bồn chứa nước cho bà con Tây Ninh, góp phần giúp người dân nơi đây giảm bớt gánh nặng từ xâm ngập mặn.

Mưa đầu mùa, “giải khát” mùa hạn cho các tỉnh ĐBSCL- Ảnh 3.

Bà Tôn Ngọc Hạnh – Phó Chủ Tịch HPN trao hoa cảm ơn đại diện Unilever khi đơn vị trao tặng bồn nước, hỗ trợ chi phí cho bà con tại Long An. Ảnh: Unilever

TS Trần Hữu Hiệp cũng nhấn mạnh rằng, biến đổi khí hậu đang và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, thường xuyên và khốc liệt hơn, nên người dân ở Tây Nam Bộ cần phải có một “chiếc áo giáp” về kinh tế để có thể sống cùng với thiên tai cũng như biến đổi khí hậu. Thích nghi với xâm nhập mặn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dựa vào thiên nhiên để phát triển. Bà con miền Tây lạc quan, sẵn sàng ứng phó, giải bài toán hạn mặn hiệu quả.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây