spot_img
16 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhCuộc thanh trừng khốc liệt ở thị trường xe điện lớn nhất...

Cuộc thanh trừng khốc liệt ở thị trường xe điện lớn nhất thế giới: Những thương hiệu nhỏ, không có dấu ấn xuất khẩu sắp 'bay màu', chỉ một số ông lớn có thể sống sót

Cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện tại Trung Quốc vào năm 2025 sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết".
Cuộc thanh trừng khốc liệt ở thị trường xe điện lớn nhất thế giới: Những thương hiệu nhỏ, không có dấu ấn xuất khẩu sắp 'bay màu', chỉ một số ông lớn có thể sống sót- Ảnh 1.

Tình trạng dư thừa công suất trong ngành sản xuất ô tô tại Trung Quốc đang đẩy thị trường ô tô lớn nhất thế giới vào giai đoạn thanh lọc.

Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, doanh số ô tô tại nước này tăng 5,5% vào năm ngoái, đạt 22,9 triệu xe. Tuy nhiên, nhu cầu này vẫn thấp hơn nhiều so với công suất mà các hãng xe đã xây dựng, buộc họ phải giảm giá và mở rộng sang thị trường nước ngoài để duy trì vị thế cạnh tranh.

“Khoảng thời gian từ năm 2025 đến 2027 sẽ đánh dấu vòng đấu loại trong ngành công nghiệp ô tô”, ông He Xiaopeng, giám đốc điều hành hãng sản xuất xe điện Xpeng viết trong một bức thư nội bộ. “Cạnh tranh vào năm 2025 sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết”.

Các thương hiệu nước ngoài có nguy cơ là những “kẻ thua cuộc” sớm. General Motors, Volkswagen và Toyota đã mất dần thị phần vào tay các đối thủ nội địa. Hiệp hội xe hơi Trung Quốc cho biết, các thương hiệu trong nước chiếm 61% thị trường vào năm ngoái, tăng 8,6 điểm phần trăm so với năm trước.

Tuy nhiên, các thương hiệu trong nước không hẳn là không phải chịu áp lực. Theo Stephen Dyer, giám đốc điều hành tại AlixPartners, năm ngoái có 23 thương hiệu xe điện (EV) hoặc rời khỏi thị trường Trung Quốc hoặc bị sáp nhập vào các thương hiệu khác, trong khi 12 thương hiệu mới ra mắt. Ông cho biết, trong 9 tháng đầu năm ngoái, có 112 thương hiệu đã bán ít nhất một chiếc xe điện.

Dyer ước tính các hãng xe tại Trung Quốc năm ngoái chỉ sử dụng khoảng một nửa công suất sản xuất.

“Các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân lớn có thể tồn tại, nhưng sẽ có nhiều sự hợp nhất và đào thải trong số các công ty nhỏ hơn, đặc biệt là những công ty không có dấu ấn xuất khẩu”, Sam Fiorani, chuyên gia dự báo sản xuất và tiêu thụ ô tô toàn cầu tại AutoForecast Solutions nhận định.

Quá trình thanh lọc này là kết quả quen thuộc của chính sách công nghiệp của Trung Quốc. Chính quyền trung ương và địa phương thường hỗ trợ các ngành công nghiệp ưu tiên bằng cách trợ cấp và đưa ra các chính sách thúc đẩy, trước khi để thị trường tự diễn ra cuộc cạnh tranh “sinh tồn”. Những động thái tương tự đã xảy ra trước đây trong ngành năng lượng mặt trời, tua-bin gió, thép và điện tử.

Cuộc thanh trừng khốc liệt ở thị trường xe điện lớn nhất thế giới: Những thương hiệu nhỏ, không có dấu ấn xuất khẩu sắp 'bay màu', chỉ một số ông lớn có thể sống sót- Ảnh 2.

Những doanh nghiệp sống sót qua cuộc đấu tranh này thường trở thành các nhà vô địch toàn cầu, là niềm tự hào quốc gia. Hiện tại, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD đã vươn lên nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về xe điện.

Hơn một nửa số xe mới bán ra ở Trung Quốc là xe điện hoàn toàn hoặc xe lai sạc điện (plug-in hybrid). Trong bài phát biểu đầu năm, Trung Quốc cũng tự hào với cột mốc ngành sản xuất xe điện đạt 10 triệu chiếc vào năm 2024.

Số lượng xe điện và xe hybrid bán ra ở Trung Quốc hiện đang tiến gần quy mô toàn bộ thị trường ô tô Mỹ, nơi tiêu thụ khoảng 15,9 triệu xe trong năm ngoái.

Theo ông Cui Dongshu, Tổng thư ký Hiệp hội ô tô Trung Quốc, năm 2024, có tới 227 mẫu xe giảm giá, so với 148 mẫu xe trong năm trước. Tesla Trung Quốc đã đưa ra ưu đãi lãi suất 0% trong vòng 5 năm cho các khoản vay mua xe và giảm giá mẫu Model Y xuống dưới 33.000 USD.

Dù gặp khó khăn chung, Tesla vẫn trụ vững hơn so với nhiều đối thủ đến từ phương Tây và Nhật Bản. Theo GlobalData, hãng đã bán khoảng 662.000 xe tại Trung Quốc vào năm ngoái, tăng 8%. Tuy nhiên, Tesla vẫn bị các đối thủ địa phương, dẫn đầu là BYD, vượt mặt khi BYD bán gần bốn triệu xe tại Trung Quốc trong cùng thời gian.

Doanh số của các liên doanh General Motors tại Trung Quốc đã giảm hơn một nửa từ năm 2018 đến năm ngoái. Sam Fiorani cho rằng GM sở hữu sáu nhà máy tại Trung Quốc, vượt nhu cầu thực tế. Tháng trước, GM thông báo dự kiến chịu khoản chi phí phi tiền mặt hơn 5 tỷ USD do tình trạng yếu kém tại thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, có nguồn lực tài chính lớn lúc ban đầu cũng không thể đảm bảo tương lai của một công ty. Tháng 12 năm ngoái, trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền video ghi lại cảnh nhân viên tức giận vây quanh lãnh đạo của một startup xe điện, lo ngại về việc nhận lương và các khoản thanh toán khác. Công ty mẹ của startup này, Baidu và Geely, xác nhận rằng hoạt động đang gặp khó khăn và cam kết giải quyết công bằng cho nhân viên rời đi.

Ông William Li, CEO hãng xe điện cao cấp NIO nhận định rằng “các công ty ô tô không thể mắc bất kỳ sai sót nào” trong bối cảnh ngành đang bước vào giai đoạn “cạnh tranh khốc liệt và tàn bạo nhất”.

Theo nhà phân tích Eunice Lee của Bernstein, năm 2025, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc có thể suy giảm do nền kinh tế chung yếu kém. Một số ưu đãi được triển khai vào năm ngoái, chẳng hạn như chương trình đổi xe cũ lấy xe mới với trợ cấp tiền mặt, đã tạo ra nhu cầu nhất thời khó có thể tái hiện trong năm nay, dù mới đây Bắc Kinh vừa gia hạn chương trình này.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ra thị trường nước ngoài để hấp thụ lượng sản xuất dư thừa. Tuy nhiên, điều này ngày càng khó khăn do rào cản thương mại gia tăng.

Liên minh châu Âu vào tháng 10 đã áp thuế lên tới 45% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, trong khi chính quyền ông Biden áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc vào năm ngoái. Dữ liệu từ Hiệp hội xe hơi Trung Quốc cho thấy xuất khẩu xe điện vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại trong những tháng gần đây.

Các hãng xe Trung Quốc đã xây dựng nhà máy ở nước ngoài để tránh thuế quan, nhưng một trong những nỗ lực nổi bật nhất là việc xây dựng nhà máy BYD tại Brazil đang gặp khó khăn.

Theo: WSJ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật