spot_img
9 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh Nghiệp'Miếng bánh' thị phần trung tâm dữ liệu 1 tỷ USD tại...

‘Miếng bánh’ thị phần trung tâm dữ liệu 1 tỷ USD tại Việt Nam đang được chia như thế nào?

Dự báo trong năm 2025, thị trường dữ liệu Việt Nam sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực AI.

Thị trường trung tâm dữ liệu (Data Center – DC) tại Việt Nam hiện đang trở thành tâm điểm chú ý. Báo cáo từ Chứng khoán ACBS đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường này, bao gồm thông tin về thị trường trung tâm dữ liệu, sự dịch chuyển, xu hướng mở rộng, và các doanh nghiệp có ảnh hưởng trong ngành.

Bức tranh toàn cảnh thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu

Những năm qua, thị trường trung tâm dữ liệu (DC) đã trở thành lĩnh vực trọng điểm, thu hút sự đầu tư lớn từ các quốc gia trên toàn cầu. Theo báo cáo của Gartner vào tháng 10/2024, chi tiêu cho CNTT ước tính sẽ tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước. Dung lượng các DC trên toàn thế giới ước tính đạt gần 33 gigawatt (GW) trong năm 2023. Sự phát triển mạnh mẽ của AI, đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI), được xem là động lực chính thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng này.

Với xu hướng chuyển đổi số và sự gia tăng trong việc ứng dụng các công nghệ mới, thị trường DC dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đối với các dự án DC siêu quy mô chính là quỹ đất. Việc tìm kiếm quỹ đất phù hợp với chi phí hợp lý là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.

screenshot-2025-01-11-at-10.27.45.png

>> Nhà đầu tư Singapore muốn rót 1 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, đưa ra điều kiện đặc biệt

Quỹ đất cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến xu hướng dịch chuyển đang được thúc đẩy. Theo quan sát của Cushman & Wakefield, nhiều thị trường lớn như Singapore, New York/New Jersey, Frankfurt, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thung lũng Silicon đều đang đối mặt với tình trạng quỹ đất hạn chế, khiến các nhà đầu tư tính tới xu hướng dịch chuyển hoặc không thể đầu tư mở rộng thêm.

Singapore và Hồng Kông đã rớt khỏi Bảng xếp hạng 10 thị trường DC hàng đầu thế giới cũng vì xu hướng dịch chuyển này. Singapore là thị trường DC truyền thống của khu vực theo quan sát của DB Byte, tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng hiện bị thu hẹp bởi quỹ đất và nguồn cung điện hạn chế.

hh6

>> Ông lớn Trung Đông bắt tay Vingroup xây trung tâm dữ liệu 3,5 tỷ USD tại Việt Nam là ai?

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ ngành DC thế giới?

Trong bối cảnh các thị trường lớn đang gặp khó khăn về quỹ đất và tài nguyên, các nhà đầu tư đang chuyển hướng sang các thị trường cấp hai và cấp ba, trong đó Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, nổi lên như một điểm đến tiềm năng. Dù Việt Nam còn khá mới mẻ so với các thị trường như Singapore, Nhật Bản hay Trung Quốc, nhưng với nhu cầu chuyển đổi số đang gia tăng mạnh mẽ trong khu vực, Việt Nam được xem là một thị trường đầy hứa hẹn.

Đặc biệt, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong ngành công nghệ khi thu hút sự quan tâm của các ông lớn như Nvidia, Google, Apple, và Samsung. Chính phủ Việt Nam cũng đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với Nvidia để thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển AI, đồng thời khẳng định vị trí chiến lược của Việt Nam trong ngành công nghệ toàn cầu.

Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là thị trường DC lớn nhất thế giới chiếm xấp xỉ 43% dung lượng của các DC đang vận hành toàn cầu tính đến quý IV/2023. Theo sau là châu Á Thái Bình Dương (APAC ~30%) và châu Âu (21%).

Song, việc dịch chuyển dần sang các thị trường cấp hai và cấp ba đang được các nhà đầu tư thúc đẩy, do hạn chế về tài nguyên ở một số thị trường chính. Châu Á Thái Bình Dương và châu Mỹ là những điểm đến thích hợp cho các nhà đầu tư DC.

Bên cạnh các thị trường truyền thống như Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore… khu vực Đông Nam Á hiện đang tăng tốc. Các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực quan tâm đến việc thiết lập và gia tăng sự hiện diện tại khu vực này, cộng với nhu cầu chuyển đổi số và xây dựng nền kinh tế số của các nước trong khu vực gia tăng.

Trong khi đó, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam nổi lên là những thị trường đầy hứa hẹn tiếp theo. DB Byte cho rằng nổi bật nhất là Malaysia, trong khi Việt Nam vẫn còn non trẻ như một thị trường cận biên.

'Miếng bánh' thị phần trung tâm dữ liệu 1 tỷ USD tại Việt Nam đang được chia như thế nào?

>> Công ty công nghệ lớn thứ 2 Việt Nam tham vọng đưa TP. HCM hướng đến thành phố AI toàn cầu

Liên tiếp những tin vui là tín hiệu tích cực cho thấy chuyển động lớn về thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Dấu ấn mới nhất là sự kiện với Nvidia. Tháng 12/2024 vừa qua, Chính phủ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác với Nvidia thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển AI, trung tâm dữ liệu AI. CEO Nvidia đã lên tiếng khẳng định “Việt Nam là quê hương thứ 2′, cho thấy nước ta đang trở thành đích đến cho Nvidia nói riêng và nhiều doanh nghiệp ngành công nghệ nói chung.

Cũng không thể phủ nhận, ngoài Nvidia, nhiều ông lớn công nghệ khác cũng đã gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam như Google, Apple, Samsung, Intel, Qualcomm…

Các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng đang dần khẳng định mình, ghi tên Việt Nam lên bản đồ công nghệ thế giới.

Trước đó, tháng 4/2024, FPT đã công bố hợp tác với Nvidia để thúc đẩy AI và điện toán đám mây, dự kiến đầu tư 200 triệu USD để xây nhà máy AI. Ngay sau đó, nhà máy AI tại Việt Nam và tại Nhật được FPT công bố xây dựng. VNG cũng gia nhập cuộc chơi, công bố ra nắt trung tâm dữ liệu AI siêu quy mô tại Thái Lan.

Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng thu hút nhiều khoản đầu tư hơn vào lĩnh vực DC bởi định hướng trở thành trung tâm công nghệ của khu vực, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số cùng với các động lực pháp lý quan trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam có ưu thế đầu tư khi chi phí thấp hơn.

hh6

‘Miếng bánh’ thị phần trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đang ‘chia’ ra sao?

Theo báo cáo của Savills và Cloudscence, dung lượng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam ước tính đạt khoảng 80MW tính đến quý I/2024, với 33 trung tâm dữ liệu và 49 nhà cung cấp dịch vụ. Hà Nội và TP.HCM hiện đang dẫn đầu với 15 và 16 trung tâm dữ liệu.

Thị trường DC tại Việt Nam được dự báo sẽ đạt giá trị khoảng 1,04 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng mạnh từ mức 561 triệu USD vào năm 2022. Mặc dù quy mô thị trường còn nhỏ so với các quốc gia trong khu vực, nhưng với các khoản đầu tư lớn từ cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, Việt Nam đang tăng tốc phát triển và nắm bắt cơ hội từ nhu cầu AI ngày càng gia tăng.

Hiện nay, các công ty lớn trong ngành công nghệ và viễn thông đang chiếm lĩnh thị phần trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Viettel, VNG, VNPT, CMC Telecom (thành viên nhà CMC Corp – CMG), và FPT Telecom (thành viên nhà FPT) là những doanh nghiệp chiếm khoảng 70% thị phần về số lượng trung tâm dữ liệu, trong đó, Viettel và VNG mỗi công ty nắm giữ 21% thị phần, theo sau là CMC Telecom với 9% và VNPT chiếm 6% thị phần.

hh6

>> Việt Nam sắp có thêm trung tâm dữ liệu 200 triệu USD tại Quảng Trị

FPT, với khoảng 12% thị phần, cũng đã có những bước tiến đáng kể trong việc xây dựng các trung tâm dữ liệu AI, với kế hoạch đầu tư lớn vào các cơ sở hạ tầng và hợp tác với Nvidia để phát triển công nghệ AI. FPT kỳ vọng AI Factory có thể tạo ra doanh thu 100 triệu USD trong 2025 (tương đương 3% doanh thu 2025F của FPT theo dự phóng của ACBS) với biên EBITDA 50% và sẽ được ghi nhận vào mảng dịch vụ CNTT trong nước.

Chiếm thị phần lớn nhất là 2 đại diện Viettel và VNG, cùng đạt 21%. Trong khi đó ông lớn công nghệ CMG chiếm 9%. VNPT bất ngờ nhất khi chiếm đến 6% thị phần về số lượng DC trong nước.

Dự báo trong năm 2025, thị trường DC Việt Nam sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực AI, khi các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng dữ liệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Các khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của các doanh nghiệp lớn như Nvidia, Google, Apple, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành này trong những năm tới. Sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu về AI và dịch vụ đám mây sẽ là động lực chính giúp Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường trung tâm dữ liệu và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước.

>> Viettel ​​​​​​​đề xuất cơ chế đặc biệt mua bí mật công nghệ cao

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật