spot_img
13.2 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNASA bắt được 6 vật thể từ “vùng bị che khuất” của...

NASA bắt được 6 vật thể từ “vùng bị che khuất” của vũ trụ

Từ thế giới 13 tỉ năm trước, 6 vật thể "bóng ma" đã phá vỡ chính những điều từng được cho là "phá vỡ vũ trụ học".

Một nghiên cứu vừa được NASA trích dẫn đã giải mã được bản chất của một trong những loại vật thể bí ẩn nhất mà siêu kính viễn vọng James Webb chụp được từ những ngày đầu hoạt động: “Các chấm đỏ nhỏ” (LRD).

Hình ảnh NASA vừa công bố cho thấy 6 LRD như vậy, tồn tại trong vùng không gian xa xôi, khi vũ trụ mới chỉ 600 triệu đến 1,5 tỉ năm tuổi.

Các vật thể nói trên đều cho thấy màu đỏ rực, tức có độ dịch chuyển đỏ cao.

NASA bắt được 6 vật thể từ “vùng bị che khuất” của vũ trụ- Ảnh 1.

Sáu vật thể thuộc nhóm LRD trong hình ảnh vừa được NASA đăng tải – Ảnh: NASA/ESA/CSA

Dịch chuyển đỏ hiện tượng mà ánh sáng phát ra từ các vật thể đang chuyển động ra xa khỏi người quan sát sẽ đỏ hơn. Màu đỏ càng rõ ràng chứng tỏ vật thể đó càng bị đẩy xa khỏi chúng ta nhanh hơn, do sự giãn nở của vũ trụ, và có nghĩa là chúng rất cổ xưa.

Các nhà thiên văn khắp thế giới bối rối với các LRD này.

Nhà nghiên cứu Dale Kocevski từ Đại học Colby (Maine – Mỹ) giải thích rằng điều này là do họ chưa từng thấy các các vật thể tương tự ở độ dịch chuyển đỏ thấp hơn.

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành. Ban đầu, một số nhà nghiên cứu cho rằng các chấm đỏ này đã phá vỡ vũ trụ học.

Bởi lẽ, nếu tất cả ánh sáng phát ra từ các vật thể này đều đến từ các ngôi sao, điều đó ngụ ý rằng một số thiên hà đã phát triển quá lớn, quá nhanh trong vũ trụ sơ khai, đến mức các lý thuyết trước đây không thể giải thích được.

Nghiên cứu mới mà TS Kocevski tham gia lập luận rằng phần lớn ánh sáng phát ra từ các vật thể này là từ các lỗ đen tích tụ chứ không phải từ các ngôi sao.

Ít ngôi sao hơn có nghĩa là các thiên hà nhỏ hơn, nhẹ hơn và có thể được giải thích theo các lý thuyết hiện có. Nghĩa là vũ trụ học không bị phá vỡ.

Để đi đến lập luận nói trên, nhóm tác giả đã áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận để hiểu bản chất của LRD, bao gồm kiểm tra các đặc tính hồng ngoại giữa của mẫu và tìm kiếm rộng rãi các lỗ đen tích tụ để xem có bao nhiêu lỗ đen phù hợp với tiêu chí LRD.

Họ phát hiện ra rằng có tới 70% các mục tiêu cho thấy bằng chứng về khí quay nhanh với tốc độ 1.000 km/giây, dấu hiệu của đĩa bồi tụ xung quanh lỗ đen siêu khối.

Một điều đặc biệt khác là LRD xuất hiện với số lượng lớn vào khoảng 600 triệu năm sau sự kiện Vụ nổ Big Bang và giảm nhanh về số lượng vào mốc 1,5 tỉ năm hậu Big Bang.

Như vậy, những nguồn thực sự đỏ, dịch chuyển đỏ cao này về cơ bản sẽ ngừng tồn vào một thời điểm nhất định.

TS Steven Finkelstein từ Đại học Texas ở Austin, đồng tác giả, kết luận rằng nếu LRD bắt nguồn từ các lỗ đen, thì có nghĩa là chúng đại diện cho một kỷ nguyên phát triển lỗ đen “bị che khuất” trong vũ trụ sơ khai.

Vì vậy, tuy vũ trụ học không bị phá vỡ, một giai đoạn đặc biệt vẫn cần được nghiên cứu thêm và bổ sung vào các mô hình.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật