spot_img
17.1 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánNước đi chiến lược của FPT tại ‘thủ phủ’ của ngành công...

Nước đi chiến lược của FPT tại ‘thủ phủ’ của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Với thỏa thuận mới, FPT sẽ đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp trọng điểm, trị giá 100 tỷ USD tại Việt Nam.

Mới đây, ĐH FPT và ĐH Á Châu của Đài Loan (Trung Quốc) đã tiến hành ký thỏa thuận đào tạo bán dẫn và sản xuất thông minh, với mục tiêu thúc đẩy ngành bán dẫn tại Việt Nam. ĐH Á Châu được thành lập vào năm 2001 và thuộc Top 6 trường ĐH tốt nhất tại Đài Loan (Trung Quốc), đồng thời nằm trong Top 500 trường ĐH trên thế giới (theo xếp hạng của THE WUR 2025).

ĐH FPT và ĐH Á Châu dự kiến sẽ hợp tác trong nhiều hoạt động, nổi bật là 2 thỏa thuận quan trọng. Thứ nhất, đào tạo chuyên ngành IC-Design/Thiết kế vi mạch bán dẫn và cho phép sinh viên đang học tại ĐH FPT có thể trao đổi một hoặc nhiều học kỳ chuyên ngành, cũng như thực tập tại Đài Loan (Trung Quốc).

Thứ hai là thỏa thuận đào tạo chương trình Sản xuất bán dẫn (Semiconductor Manufacturing) và cấp bằng ĐH Á Châu cho sinh viên Việt Nam. Cụ thể, chương trình học bao gồm 2 năm đầu ở Việt Nam và hoàn thiện 2 năm cuối tại Đài Loan (Trung Quốc).

Nước đi chiến lược của FPT tại ‘thủ phủ’ của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu
Tập đoàn FPT ký hợp tác với đại diện Đại học Á Châu, Đài Loan (Trung Quốc) – (Ảnh: FPT)

Ông Nguyễn Khắc Thành – Hiệu trưởng ĐH FPT cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và nhu cầu về nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn là rất cấp thiết. Việc hợp tác với ĐH Á Châu cùng kinh nghiệm phong phú của Đài Loan (Trung Quốc) trong lĩnh vực bán dẫn sẽ giúp đào tạo những nhân tài xuất sắc cho ngành này tại Việt Nam.

Ngành công nghiệp bán dẫn được xem là nền tảng cho các lĩnh vực mũi nhọn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và sản xuất thông minh.

Việt Nam đã chính thức ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu theo công thức: C=SET+1. Trong đó, chữ T là “talent” – nhân lực, nhân tài. Điều này khẳng định đầu tư vào yếu tố con người là bước đi đầu tiên, là điểm đột phá, là mục tiêu chiến lược để Việt Nam trở thành trung tâm nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Năm 2024, ĐH FPT chính thức mở đào tạo chuyên ngành vi mạch bán dẫn thuộc ngành Công nghệ thông tin. Đến nay, 1.600 sinh viên thuộc chuyên ngành chip và bán dẫn FPT đang nỗ lực học tập để trở thành công dân toàn cầu, tự tin vươn ra biển lớn.

Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) được xem là “thủ phủ” của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, với sự hiện diện của tập đoàn lớn TSMC (công ty bán dẫn lớn nhất thế giới – chiếm 62% thị phần doanh thu). Không chỉ mạnh về sản xuất, hệ thống giáo dục tại Đài Loan (Trung Quốc) được thiết kế để hỗ trợ mạnh mẽ ngành công nghiệp này thông qua các chương trình đào tạo chuyên sâu về thiết kế chip và sản xuất thông minh.

Theo dự báo của Gartner, ngành công nghiệp bán dẫn có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD vào năm 2024 và tăng mạnh lên 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Đây cũng là ngành được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn từ 2040 – 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam dự kiến đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 – 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm và giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 – 25%.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật