spot_img
17.6 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpNóng: Viettel sẽ phóng được vệ tinh và có nhà máy sản...

Nóng: Viettel sẽ phóng được vệ tinh và có nhà máy sản xuất chip bán dẫn vào năm 2030

Chính phủ đã xác định năm 2025 là thời điểm “tăng tốc, bứt phá” trong chuyển đổi số, phát triển công nghệ bán dẫn, hạ tầng số và trí tuệ nhân tạo.

Là doanh nghiệp tiên phong và dẫn dắt tại Việt Nam, Viettel đã tự xác định bốn nhiệm vụ lớn nhằm thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển Khoa học, Công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số, đã tham dự và phát biểu tại sự kiện quan trọng này.

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp công nghệ đã khẳng định quyết tâm nắm bắt và làm chủ các công nghệ số tiên tiến, góp phần tích cực vào việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Với vai trò tiên phong và chủ lực, Viettel đã nhận các nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển các công nghệ chiến lược và thực hiện các dự án lớn về chuyển đổi số.

Dưới đây là bốn nhiệm vụ của Viettel được Chủ tịch – Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, ông Tào Đức Thắng, chia sẻ tại Diễn đàn.

Trong lĩnh vực thiết bị viễn thông, Viettel đã sản xuất thành công thiết bị 4G, 5G, cung cấp cho nhiều thị trường.

Nóng: Viettel sẽ phóng được vệ tinh và có nhà máy sản xuất chip bán dẫn vào năm 2030
Viettel đã tự xác định bốn nhiệm vụ lớn nhằm thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW. Ảnh: Viettel

>> Viettel Post (VTP) ‘rót’ triệu USD mở công ty tại Trung Quốc, cổ phiếu lập tức tăng kịch trần, vốn hóa đạt kỷ lục

“Viettel đặt mục tiêu đến 2027 có các thiết bị 5G tiên tiến cùng hệ sinh thái mạng lõi, mạng truyền dẫn cho 5G, giúp kết nối nhanh hơn, chính xác hơn, phục vụ chuyển đổi số”, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng cho biết. Vị lãnh đạo này cũng chia sẻ mục tiêu của Viettel là đến năm 2030 có thiết bị 6G đầu tiên phục vụ thương mại.

Bên cạnh đó, Viettel đã làm chủ việc nghiên cứu các dòng chip bán dẫn phục vụ công nghệ 4G, 5G, thiết bị mạng lõi, radar, và thông tin liên lạc. Chủ tịch Tào Đức Thắng nhấn mạnh, trong năm 2025, Tập đoàn sẽ hoàn thiện đề án xây dựng nhà máy chip bán dẫn quy mô nhỏ với công nghệ hiện đại, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và trình Thủ tướng Chính phủ triển khai. Tầm nhìn đến năm 2030, Viettel đặt mục tiêu có nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam.

Viettel đã tiên phong nghiên cứu và phát triển đề án vệ tinh quy mô nhỏ, tầm thấp, với mục tiêu phục vụ lưỡng dụng. Viettel được trực tiếp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, giao nghiên cứu, sản xuất chế tạo, phóng được vệ tinh vào năm 2030. Đây cũng là mốc để Việt Nam có những sản phẩm vệ tinh đầu tiên.

Đồng thời, Viettel còn được Bộ Thông tin và Truyền thông giao trọng trách xây dựng trợ lý ảo pháp luật dành cho công chức, viên chức. Công cụ này sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc tra cứu thông tin pháp luật, đảm bảo thực hiện và tuân thủ đúng quy định. Viettel đặt mục tiêu hoàn thành dự án này vào năm 2025.

Chính phủ đã xác định năm 2025 là thời điểm “tăng tốc, bứt phá” trong chuyển đổi số, phát triển công nghệ bán dẫn, hạ tầng số và trí tuệ nhân tạo.

Chủ tịch Tào Đức Thắng, nhấn mạnh đây là thời điểm vàng để tập đoàn khẳng định vị thế của mình.

“Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là lời hiệu triệu để chúng ta mở rộng vai trò và khẳng định sứ mệnh của mình: Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, đưa Viettel trở thành Tập đoàn công nghệ toàn cầu”, Chủ tịch Tào Đức Thắng khẳng định.

>> Hàng loạt ‘kỳ lân’ công nghệ Việt xuất khẩu tỷ đô, trở thành ngôi sao mới trên bản đồ kinh tế số

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật