spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánDi sản kinh tế của Tổng thống Biden

Di sản kinh tế của Tổng thống Biden

Dưới thời ông Biden, kinh tế Mỹ vững mạnh, số việc làm mới và lương nhân công đều tăng, nhưng lạm phát vẫn ở mức cao.

Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ rời Nhà Trắng. Trong nhiệm kỳ của ông, tiêu dùng tại Mỹ sôi động, nền kinh tế tăng trưởng ổn định và không rơi vào suy thoái như dự báo. Các nhà kinh tế học nhận định những điều này càng ấn tượng khi ở thời điểm ông tiếp quản, kinh tế Mỹ chật vật vì đại dịch.

Dù vậy, trong nhiệm kỳ của ông Biden nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đối diện với tình hình nợ công, thâm hụt thương mại tăng và chi phí chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chăm sóc trẻ em cao hơn. Phần lớn giới phân tích đồng tình rằng Biden không gây ra lạm phát, nhưng giá cả tăng vọt vẫn phủ bóng suốt nhiệm kỳ của ông.

  • Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chia tay tại Nhà Trắng ngày 15/1. Ảnh: AP

Chu kỳ kinh tế không bắt đầu và kết thúc trùng với nhiệm kỳ Tổng thống. Các số liệu còn có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khách quan, như chiến tranh, thời tiết hay đại dịch. Theo giới phân tích, dưới đây là các di sản ông Biden để lại cho kinh tế Mỹ.

Việc làm

Thị trường việc làm dưới thời Biden được đánh giá rất ấn tượng. Tính đến tháng 12/2024, kinh tế Mỹ đã tạo thêm việc làm suốt 48 tháng liên tục. Đây là chuỗi dài thứ hai trong lịch sử nước này, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ. Ông Biden cũng là Tổng thống đầu tiên ghi nhận số việc làm tăng hàng tháng trong suốt nhiệm kỳ. Kinh tế Mỹ đã tạo thêm 16,6 triệu việc làm kể từ tháng 2/2021.

Thất nghiệp

  • Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chia tay tại Nhà Trắng ngày 15/1. Ảnh: AP
  • Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giai đoạn 2000-2024. Đồ thị: CNN

Khi số việc làm tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp cũng chạm đáy 54 năm, tại 3,4% vào tháng 1/2023. Khi ông Biden mới nhậm chức, con số này là 6,8%.

Trong nhiệm kỳ của ông, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ duy trì dưới 4% trong 27 tháng. Đây là lần đầu tiên điều này xảy ra kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 4,2%.

“Khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, những người hưởng lợi là nhóm ở tầng cuối cùng của thị trường lao động, như người da màu hay người khuyết tật”, Dean Baker – nhà kinh tế học tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và chính sách cho biết trên CNN. Chênh lệch thu nhập và việc làm giữa lao động da trắng và da màu cũng thấp kỷ lục.

GDP và tiêu dùng

GDP quý III/2024 của Mỹ tăng 3,1%, tiếp tục duy trì mức tăng ổn định. Tiêu dùng là bệ đỡ chính cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp lạm phát và lãi suất cao. Thị trường lao động vững chắc, tăng trưởng lương tốt và các khoản tiết kiệm từ trong đại dịch đã giúp họ tự tin chi tiêu.

Nợ hộ gia đình tăng, nhưng thu nhập của người dân cũng được điều chỉnh. Lương nhân công tại Mỹ tăng nhanh hơn lạm phát suốt 19 tháng, song vẫn thấp hơn giai đoạn tiền đại dịch.

Tuy vậy, số vụ vỡ nợ thẻ tín dụng và vay mua ôtô năm ngoái lại nhiều lên, cho thấy người Mỹ gặp khó khăn về tài chính.

Cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và sản xuất

Một di sản khác của Tổng thống Mỹ là hàng loạt sắc lệnh nhằm tái thiết cơ sở hạ tầng, phổ cập năng lượng sạch và củng cố sản xuất trong nước, đặc biệt là ngành chip. Các sắc lệnh này được thiết kế để tái định hình trụ cột kinh tế Mỹ trong thập kỷ tới.

Các sắc lệnh nổi bật là gói hỗ trợ kinh tế 1.900 tỷ USD trong đại dịch, Đạo luật Cơ sở Hạ tầng 1.200 tỷ USD, Đạo luật CHIPS và Khoa học 200 tỷ USD, Đạo luật Giảm lạm phát 750 tỷ USD. Tổng cộng, chính phủ Mỹ đã bơm hơn 4.000 tỷ USD kích thích đầu tư, chi tiêu và hỗ trợ thuế.

Thị trường chứng khoán Mỹ

  • Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chia tay tại Nhà Trắng ngày 15/1. Ảnh: AP
  • Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giai đoạn 2000-2024. Đồ thị: CNN
  • Diễn biến chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ. Đồ thị: CNN

Dưới thời ông Biden, chỉ số S&P 500 tăng 63,7%. Trong 2 năm cuối nhiệm kỳ của ông, chỉ số này đều tăng mỗi năm hơn 20%.

DJIA cũng tăng điểm. Sau khi mất 8,7% năm 2022, chỉ số này tăng gần 14% năm 2023 và gần 13% năm 2024, lập đỉnh mới tháng trước.

Thị trường chứng khoán Mỹ được coi là hàn thử biểu cho sức khỏe của nền kinh tế. Diễn biến của Wall Street có thể phần nào phản ánh nhận định nhiệm kỳ Tổng thống thành công hay thất bại. Trong lịch sử, Wall Street thường diễn biến tốt trong nhiệm kỳ của Tổng thống đảng Dân chủ.

Chi phí sinh hoạt

  • Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chia tay tại Nhà Trắng ngày 15/1. Ảnh: AP
  • Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giai đoạn 2000-2024. Đồ thị: CNN
  • Diễn biến chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ. Đồ thị: CNN
  • Lạm phát (xanh đậm) và lạm phát lõi (xanh nhạt) của Mỹ trong nhiệm kỳ ông Biden. Đồ thị: CNBC

Tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước đó, cao nhất kể từ thập niên 80. Giá thực phẩm, xăng, ôtô, vé máy bay đều lên cao, bóp nghẹt túi tiền của các gia đình thu nhập thấp. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vì thế nâng lãi suất 11 lần liên tiếp để kiểm soát lạm phát. Hiện tại, CPI nước này đã gần quay về mục tiêu 2% của Fed.

Các nhà kinh tế học đồng ý rằng phản ứng của Mỹ trong đại dịch đã giúp nước này tránh suy thoái. Tuy nhiên, chính sách này lại gây ra lạm phát – thách thức dai dẳng với chính quyền ông Biden.

“Chúng ta không đổ lỗi cho Thống đốc Florida vì vụ cháy rừng. Điều đó thật ngớ ngẩn. Trường hợp của Tổng thống Biden cũng vậy”, Baker nói. Ông cho rằng lạm phát cao do đại dịch không phải là chuyện của riêng nước Mỹ và không công bằng nếu đổ hết lỗi lên ông Biden.

Dù vậy, các gói kích thích tài khóa khổng lồ mà ông Trump và Biden thông qua đã phần nào kéo nhu cầu lên cao, từ đó khiến lạm phát khó hạ nhiệt. Giá hàng hóa và dịch vụ phổ biến hiện cao hơn 20% so với tháng 2/2021.

Nhà ở

Lãi suất cao tác động đến mọi mặt của kinh tế Mỹ, nhưng nặng nề nhất là bất động sản. Giá nhà vốn là vấn đề đau đầu từ trước nhiệm kỳ của ông Biden và càng trầm trọng trong 4 năm qua, do đại dịch, lạm phát và lãi suất.

Đến hết quý III/2024, giá bất động sản trung bình tại Mỹ là 420.400 USD, cao hơn 18% so với đầu năm 2021. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, giá chỉ tăng 5%.

Lãi suất vay mua nhà kỳ hạn 30 năm tại Mỹ bình quân 7,04% một năm. Con số này được dự báo vẫn trên 6% trong hai năm tới.

Nguồn cung nhà tại đây cũng thiếu hụt. Hãng dịch vụ tài chính Freddie Mac ước tính Mỹ hiện thiếu 3,7 triệu căn nhà. Tuần trước, chính phủ nước này công bố tăng chi cho xây nhà, cũng như bảo vệ người thuê.

Hà Thu (theo CNN, Reuters)

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật