spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhVài tuần sau khi Ukraine khóa van đường ống, EU 'nói một...

Vài tuần sau khi Ukraine khóa van đường ống, EU 'nói một đằng nhưng tay làm một nẻo', đắng lòng thừa nhận về khí đốt Nga

Lượng khí đốt mà EU nhập khẩu từ Nga đạt mức cao kỷ lục trong nửa đầu tháng 1/2025.
Vài tuần sau khi Ukraine khóa van đường ống, EU 'nói một đằng nhưng tay làm một nẻo', đắng lòng thừa nhận về khí đốt Nga- Ảnh 1.

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết năng lượng của Nga vẫn tiếp tục chảy vào EU bất chấp việc khối này đã cam kết xóa bỏ phụ thuộc vào Nga.

“Năng lượng của Nga, đặc biệt là khí đốt, vẫn hiện diện ở EU”, người phát ngôn của EC về hành động vì khí hậu và năng lượng, Anna-Kaisa Itkonen, phát biểu tại một cuộc họp báo vào thứ Hai (20/1).

Cuối tháng 2 hoặc giữa tháng 3, EC sẽ đưa ra lộ trình chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu năng lượng từ Nga, người phát ngôn cho biết thêm.

Theo đơn vị cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler, lượng LNG mà EU nhập khẩu từ Nga đạt mức kỷ lục 837.300 tấn trong 15 ngày đầu tháng 1/2025. Giá trị nhập khẩu cũng tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lượng nhập khẩu tăng vọt trở lại ngay sau khi Ukraine từ chối gia hạn hợp đồng trung chuyển 5 năm với tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) vào cuối năm 2024. Động thái này đã cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên qua đường ống từ Nga cho Romania, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Áo, Ý và Moldova.

Sau khi xung đột Ukraine leo thang vào năm 2022 và đường ống Nord Stream bị phá hoại, EU ưu tiên giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga. Một số thành viên tự nguyện ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, trong khi những nước khác vẫn tiếp tục mua. Một số quốc gia cũng vẫn nhập khẩu LNG của Nga vì loại nhiên liệu này chỉ bị trừng phạt một phần.

Vào tháng 6, EU lần đầu tiên nhắm vào LNG của Nga, cấm các hoạt động tái nạp và tái xuất sang các nước thứ ba thông qua EU. Các lệnh trừng phạt có thời gian chuyển tiếp là 9 tháng.

Theo dữ liệu do Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính biên soạn, trong năm 2024, Nga là nhà cung cấp LNG lớn thứ 2 cho EU, sau Na Uy.

Theo Kirill Dmitriev, giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, mất khí đốt của Nga có thể khiến EU thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ euro.

Theo RT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật