spot_img
18 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKế hoạch tìm đến LNG Mỹ của EU 'không như mơ': Không...

Kế hoạch tìm đến LNG Mỹ của EU 'không như mơ': Không phải cứ muốn là mua, giá rẻ như khí đốt Nga mới là điều quan trọng

Dù Brussels rất cởi mở với đề xuất của Tổng thống Trump về việc EU mua thêm dầu và khí đốt Mỹ, nhưng họ không phải là cơ quan ra quyết định về lĩnh vực này. Trong khi đó, các nước châu Âu vẫn đang nhập LNG giá rẻ từ Nga với khối lượng kỷ lục.

Câu hỏi liệu EU có thể đưa ra quyết định và mua thêm thêm nhiên liệu của Mỹ hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Trong khi đó, ông Trump vào tháng trước đã chia sẻ trên X rằng: “Hãy mua dầu và khí đốt của Mỹ trên quy mô lớn. Nếu không, các nước sẽ bị áp thuế quan rất nặng.”

Dẫu vậy, cơ quan điều hày của EU không phải là bên mua khí đốt và chỉ có thể báo hiệu với ông Trump rằng các doanh nghiệp và châu Âu có quan tâm đến LNG Mỹ, các quan chức và nhà phân tích cho biết.

Năm 2022, khối này đã cam kết sẽ mua thêm LNG từ Mỹ. Các quan chức cho biết EU vẫn chưa có kế hoạch tức thì để thực hiện lời hứa đó.

Financial Times dẫn lời một quan chức EU: “Chúng ta cần đưa ra những điều kiện nào để thực hiện điều này và sẽ xem xét sau ngày 21/1.”

FT chỉ ra, về cơ bản, EU vẫn không thể “cai nghiện” nhiên liệu giá rẻ của Nga. Năm ngoái, các doanh nghiệp EU vẫn nhập khẩu lượng LNG kỷ lục từ Moscow.

Nhận định về diễn biến này, Mike Sommers, CEO của  American Petroleum Institute, nhóm vận động hành lang dầu khí lớn nhất Mỹ, cho biết rằng lượng LNG kỷ lục đó phải đến từ Mỹ.

Lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung sau khi Moscow dần ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống đến châu Âu, EU đã không đưa ra bất kỳ lệnh cấm nào đối với LNG, tương tự như cách họ làm với than của Nga.

Thay vào đó, khối này lại đặt mục tiêu là loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch của Nga vào năm 2027 và cho phép các chính phủ cấm các nhà xuất khẩu của Nga sử dụng cơ sở hạ tầng khí đốt ở EU. Một số bộ trưởng đã phàn nàn rằng điều này là không đủ để họ yêu cầu các doanh nghiệp phá vỡ các hợp đồng hiện có.

Theo các nhà ngoại giao EU tham gia đàm phán, LNG có thể được đưa vào một vòng trừng phạt mới nhưng cần sự nhất trí của toàn bộ 27 quốc gia thành viên, trong khi Hungary và Slovakia có khả năng sẽ phản đối.

Gần đây, chính quyền của cựu Tổng thống Biden đã thêm 2 cơ sở LNG quy mô nhỏ của Nga vào danh sách trừng phạt nhưng không đưa Yamal vào – một cơ sở cung cấp LNG lớn của châu Âu và các khu vực khác trên thế giới.

Tatiana Mitrova, nhà phân tích của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu, cho biết, một động thái “hợp lý” mà chính quyền Trump có thể đưa ra là áp đặt các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn với Yamal, khi Tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu. Trong khi đó, Mỹ tự tin về việc có đủ công suất dự phòng đối để giúp EU thay thế nguồn cung LNG Nga.

S&P Global Commodity Insights cho hay, châu Âu đã ký hợp đồng mua khối lượng LNG đạt tổng cộng 10,3 triệu tấn từ các nhà máy đang xây dựng ở Mỹ và có 9,5 triệu tấn từ các nhà máy đã hoạt động cho các bên mua bao gồm cả châu Âu. Những con số này vượt mức 17 triệu tấn LNG Nga mà EU đã nhập khẩu vào năm ngoái và sẽ được sử dụng vào hoặc trước năm 2029.

Tuy nhiên, giá cả lại là một vấn đề lớn. Để đáp ứng yêu cầu của ông Trump, EU cũng phải chật vật để bảo vệ các ngành công nghiệp trong khu vực và hạ nhiệt giá năng lượng, đặc biệt là ở Đức.

Giá khí đốt của EU cao hơn khoảng 3 lần so với Mỹ và vẫn duy trì ở mức cao gần gấp đôi so với thời điểm trước khi mâu thuẫn Nga – Ukraine nổ ra.

Theo một quan chức của khối, giá cả là một vấn đề tế nhị và mang tính quyết định.

Anatol Feygin, giám đốc thương mại của công ty xuất khẩu LNG Cheniere Energy có trụ sở tại Houston, nói rằng các quyết định về thương mại và tín hiệu giá sẽ quyết định dòng chảy LNG của Mỹ vào châu Âu, chứ không phải là sắc lệnh của chính phủ.

Nhu cầu khí đốt tự nhiên của EU dự kiến sẽ giảm tới 25% vào năm 2030 so với mức năm 2023, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Ngoài ra, các quốc gia bao gồm Qatar và Canada cũng sẽ tăng sản lượng xuất khẩu sang EU.

“Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một làn sóng cung cấp LNG mới”, Michael Stoppard, trưởng bộ phận chiến lược khí đốt toàn cầu tại S&P Global Commodity Insights cho biết. “Cứ mỗi năm trôi qua, châu Âu lại dễ dàng hơn trong việc sắp xếp các lựa chọn thay thế cho LNG của Nga — đặc biệt là từ năm 2026 trở đi”.

Tham khảo FT

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật