spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị Trường“Mỏ vàng” của dệt may Việt Nam

“Mỏ vàng” của dệt may Việt Nam

Kinh doanh trực tuyến đang được cho là phương thức bán hàng phù hợp xu thế hiện nay. Đây có thể nói là “mỏ vàng” của dệt may Việt Nam.

Kinh doanh trực tuyến giúp đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng lại giúp giảm thiểu nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nếu như năm 2021, tỷ lệ doanh nghiệp dệt may bán hàng qua thương mại điện tử chỉ khoảng 7-8%, thì năm nay đã tăng lên trên 20%. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho rằng, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng tốt là nhờ vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi, chủ động trong việc phát triển mẫu, quản trị số và thúc đẩy giải pháp tự chủ về chuỗi cung ứng thị trường trong nước và qua kênh thương mại điện tử.

Theo ông Vũ Đức Giang, thương mại điện tử đang là kênh kinh doanh “hot” hiện nay, nhất là trong xu thế người tiêu dùng hạn chế phương thức mua hàng trực tiếp – truyền thống. Tuy nhiên, trong ngành dệt may, số doanh nghiệp nghiêm túc đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm, xây dựng thương hiệu để bán hàng qua sàn thương mại điện chưa nhiều.

Người tiêu dùng thường sử dụng mạng xã hội để cập nhật xu hướng thời trang. Do vậy, theo ông Giang, các doanh nghiệp dệt may ngoài xây dựng thương hiệu cần tính toán đến việc xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội để giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới yếu tố mùa vụ để bán sản phẩm phù hợp. Ví dụ, mùa Xuân – Hè tập trung vào mặt hàng áo ba lỗ, đồ bơi; mùa Thu – Đông là áo ấm, tất… hay một số sản phẩm không quá gắt gao về kích thước như sản phẩm thể thao, đầm freesize, áo phông…

Hiện VITAS đang tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh quá trình bán hàng trực tuyến, kết hợp với Amazon Global Selling Việt Nam… xây dựng kế hoạch cụ thể, đồng hành 1-1 để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được phương thức kinh doanh trực tuyến, mang lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật