spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài Chính26 tuổi lấy bằng tiến sĩ Harvard, 36 tuổi trở thành giáo...

26 tuổi lấy bằng tiến sĩ Harvard, 36 tuổi trở thành giáo sư Stanford, nhà khoa học lỗi lạc quyết bỏ quốc tịch Mỹ, về nước cống hiến: Chủ tịch nước cũng phải viết thư khen ngợi

Dù là nhà khoa học nổi tiếng thế giới được nhiều đại học hàng đầu trải thảm đón chào, ông vẫn quyết tâm về nước, cống hiến hơn 20 năm vì tương lai đất nước.

Năm 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành lời khen ngợi cho nhà khoa học nổi tiếng thế giới Andrew Yao Chi-Chih vì đã rời Mỹ cách đây hai thập kỷ đề về giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa.

Trong lá thư gửi Giáo sư Yao, Chủ tịch Tập Cận Bình viết: “Trong 20 năm kể từ khi trở về Trung Quốc, ông đã biến tình yêu nước thành hành động phục vụ đất nước”.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công nhận sự cống hiến không ngừng nghỉ của nhà khoa học hàng đầu về máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI) này. Ông là người đứng đầu viện Khoa học Thông tin Liên ngành và Học viện AI mới thành lập tại Thanh Hoa.

Ông Tập cũng khuyến khích Giáo sư Yao tiếp tục theo đuổi khát vọng và tận dụng thế mạnh của mình để đào tạo nhân tài cho Trung Quốc, từ đó giúp đất nước đạt tự chủ và trở thành cường quốc về giáo dục, khoa học và công nghệ.

26 tuổi lấy bằng tiến sĩ Harvard, 36 tuổi trở thành giáo sư Stanford, nhà khoa học lỗi lạc quyết bỏ quốc tịch Mỹ, về nước cống hiến: Chủ tịch nước cũng phải viết thư khen ngợi- Ảnh 1.

Ông Yao Chi-Chih sinh năm 1946 tại Thượng Hải. Ông cùng gia đình chuyển đến Đài Loan từ khi còn nhỏ và theo học đại học chuyên ngành vật lý tại đây.

Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Vật lý tại Đại học Harvard vào năm 1972, tức năm 26 tuổi, ông Yao chuyển hướng sang ngành khoa học máy tính. Vào thời điểm đó, ông nhận thấy đây là một lĩnh vực mới nổi “có thể làm được rất nhiều việc”.

Ông tiếp tục lấy bằng Tiến sĩ thứ hai ngành khoa học máy tính tại Đại học Illinois vào năm 1975. Ông Yao đã có nhiều đóng góp cho lý thuyết thuật toán và cấu trúc dữ liệu vào những năm 1970, khi khoa học máy tính vẫn còn trong giai đoạn sơ khai.

Sau đó, ông Yao làm việc tại một số trường đại học hàng đầu nước Mỹ với vai trò phó giáo sư Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), phó giáo sư Đại học Stanford. Từ năm 1981–1982, ông trở thành giáo sư tại Đại học UC Berkeley. Từ năm 1982 – 1986, ông là giáo sư chính thức tại Đại học Stanford. Và từ năm 1986 – 2004, ông Yao là Giáo sư Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng tại Đại học Princeton.

Giáo sư Yao được coi là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực mật mã. Bài báo của ông với nhà khoa học máy tính người Israel Danny Dolev năm 1981 được ca ngợi là điểm khởi đầu trong lĩnh vực bảo mật máy tính.

Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Turing –mệnh danh là giải Nobel của lĩnh vực khoa học máy tính – vì những cống hiến của ông cho lý thuyết toán học.

Bốn năm sau, ông quyết định rời Mỹ và gia nhập Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc với tư cách là giáo sư toàn thời gian tại Trung tâm Nghiên cứu Nâng cao và Viện Khoa học Máy tính Lý thuyết.

Năm 2015, Giáo sư Yao và nhà vật lý đoạt giải Nobel Yang Chen-Ning đã từ bỏ quốc tịch Mỹ và nộp đơn xin nhập tịch Trung Quốc. Cả hai nhà khoa học sau đó đều được bầu làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.

Giáo sư Yao cũng là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ và là viện sĩ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, cùng nhiều viện sĩ khác.

Trong số các giải thưởng quốc tế, ông Yao được trao Giải thưởng George Pólya về toán học tổ hợp ứng dụng năm 1987. Năm 1996, ông là người đầu tiên nhận Giải thưởng Donald Knuth, giải thưởng ghi nhận những đóng góp nổi bật cho nền tảng của khoa học máy tính.

Theo Tân Hoa Xã, Giáo sư Yao đã viết thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình để điểm lại 20 năm cống hiến của ông tại Trung Quốc, đồng thời bày tỏ quyết tâm đóng góp vào “sự trẻ hóa của dân tộc Trung Hoa”.

Tổng hợp

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật