spot_img
25 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánMột cổ phiếu thép lập chuỗi tăng dài nhất lịch sử

Một cổ phiếu thép lập chuỗi tăng dài nhất lịch sử

Sau 2 tháng bùng nổ, cổ phiếu thép này tăng tới 80% – vượt trội so với phần còn lại của nhóm ngành.

Cổ phiếu thép thị uy sức mạnh

Kết phiên giao dịch ngày 26/6, cổ phiếu SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC (sàn HoSE) tăng 0,9% lên mức 17.900 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt gàn 1,5 triệu đơn vị – tiếp tục duy trì mức cao hơn so với trung bình 20 phiên.

Đáng chú ý, đây đã là phiên tăng giá thứ 7 liên tiếp của mã kể từ mức 14.050 đồng ngày 14/6. Dòng tiền lớn nhập cuộc giúp SMC tăng 27% trong chuỗi lên điểm này.

Theo thống kê từ Chứng khoán Techcombank (TCBS), đây cũng là chuỗi tăng dài nhất lịch sử niêm yết của cổ phiếu SMC kể từ khi lên sàn hồi tháng 10/2006.

Được biết, tổ chức đang là nhóm nhà đầu tư tích cực gom ròng cổ phiếu Thương mại SMC nhất – đối ứng với chiều bán ra của cá nhân, khối ngoại và nhóm tự doanh chứng khoán trong ba tuần giao dịch vừa qua.

Một cổ phiếu thép lập chuỗi tăng dài nhất lịch sử
Diễn biến giao dịch của nhóm nhà đầu tư tổ chức tại cổ phiếu SMC

Kể từ giữa tháng 4 tới nay, cổ phiếu SMC ghi nhận mức tăng ấn tượng 80% từ mệnh giá. Đây là mức tăng Top đầu trong nhóm cổ phiếu thép (chỉ sau mã TDS).

Trong cùng thời điểm, nhiều cổ phiếu thép vừa và nhỏ để lại dấu ấn lớn như VGS (+43%), TIS (+45%), TVN (+54%)… Trong khi đó, nhóm đầu ngành có HPG tăng 14%, HSG tăng 32%, NKG tăng 16%.

Còn triển vọng trong nửa cuối năm?

Quan sát thực tế, trong khi dòng tiền vào các cổ phiếu lớn bắt đầu giảm nhiệt thì nhóm thép nhỏ đang phô diễn sức mạnh trong thời gian gần đây.

Về lý thuyết, thông thường, giá cổ phiếu phụ thuộc nhiều nhất vào thị trường chung, sau đó phụ thuộc vào thực trạng ngành, tiếp đó là thực trạng doanh nghiệp và cuối cùng là các yếu tố liên quan đến cung – cầu cổ phiếu. Diễn biến cổ phiếu ngành thép trong nửa đầu năm nay phù hợp với thực trạng không mấy khả quan của ngành thép.

Một cổ phiếu thép lập chuỗi tăng dài nhất lịch sử
Quý I/2024, không ít doanh nghiệp thép vẫn kinh doanh thua lỗ

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS), số lượng doanh nghiệp thép ghi nhận doanh thu quý I/2024 suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái vẫn chiếm hơn 63%, cho thấy toàn ngành vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, việc tìm đầu ra cho hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thị trường tiêu thụ chính là xây dựng dân dụng vẫn còn tương đối ảm đạm, dẫn tới nhu cầu thấp.

Các dự án đầu tư công được đẩy mạnh nhưng với trọng tâm là cao tốc, hàm lượng thép được sử dụng thấp và phân loại thép được sử dụng trong các công trình cầu đường và sân ga bến đỗ thường là các loại thép chất lượng cao, vốn đòi hỏi công nghệ sản xuất ở quy mô nhất định, điều mà nhiều doanh nghiệp thép nhỏ và vừa còn hạn chế.

Trong khi đó, những doanh nghiệp thép ghi nhận tăng trưởng trong quý I/2024 chủ yếu có các yếu tố khác biệt như: Đa dạng thị trường bán hàng (nội địa và xuất khẩu), quy mô, công nghệ sản xuất (đáp ứng được yêu cầu ở các dự án đầu tư công và nhiều công trình lớn) và có lợi thế đàm phán và có khả năng bán giá cạnh tranh, trong bối cảnh thị trường tiêu thụ thép hiện tại vẫn là thị trường dư cung.

Mặc dù vậy, tình hình chỉ kém khả quan chứ không đến mức tiêu cực.

Chuyên gia của VPBankS đánh giá hiện chưa có tín hiệu xác nhận sự quay lại của chu kỳ ngành. Thị trường hiện đang ở mức khá cân bằng sau quá trình hồi phục từ đáy và đang đứng trước một chu kỳ mới.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây