spot_img
20 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếNASA cảnh báo nguy cơ thiên thạch to tới 100m va vào...

NASA cảnh báo nguy cơ thiên thạch to tới 100m va vào Trái Đất: Sức công phá gấp 500 lần bom nguyên tử, có thể xóa sổ cả một thành phố lớn

Trước nguy cơ này, NASA và các cơ quan vũ trụ đang đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chuyển hướng thiên thạch nhằm bảo vệ Trái Đất khỏi các mối đe dọa tiềm tàng.

NASA vừa phát hiện một thiên thạch có khả năng đe dọa Trái Đất trong tương lai. Được đặt tên 2024 YR4, thiên thạch này do Hệ thống Cảnh báo Va chạm Thiên thạch (ATLAS) phát hiện vào ngày 27/12/2024.

Theo các nhà nghiên cứu, tiểu hành tinh này có 1,2% (tương đương 1/83) khả năng va chạm với Trái Đất vào ngày 22/12/2032.

Ước tính rộng 40 – 100m, 2024 YR4 không đủ lớn để gây ra thảm họa toàn cầu, nhưng nếu xảy ra va chạm, nó có thể giải phóng năng lượng tới 8 megaton – gấp 500 lần sức công phá của quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima. Một vụ nổ như vậy có thể xóa sổ hoàn toàn một đô thị lớn.

Trong 50 năm tới, Trái Đất dự kiến sẽ có nhiều lần chạm trán với 2024 YR4. Lần tiếp cận đầu tiên sẽ diễn ra vào cuối năm 2028, tiếp theo là 6 lần khác từ 2032 – 2074. Trong đó, ngày 22/12/2032 được đánh giá là thời điểm nguy hiểm nhất.

NASA cảnh báo nguy cơ thiên thạch to tới 100m va vào Trái Đất: Sức công phá gấp 500 lần bom nguyên tử, có thể xóa sổ cả một thành phố lớn - ảnh 1
NASA xác định nguy cơ thiên thạch 55m va chạm Trái Đất. Ảnh: Newsweek

Dựa trên những yếu tố rủi ro trên, NASA đã xếp 2024 YR4 vào cấp độ 3 trên Thang đo Mức độ Nguy hiểm Va chạm Torino.

Ở mức này, giới chức trách và công chúng cần theo dõi sát sao, đặc biệt nếu thời điểm va chạm còn chưa đầy một thập kỷ. Tuy nhiên, hầu hết các thiên thạch ở cấp độ này sau đó đều được hạ xuống cấp 0 – tức gần như không có nguy cơ va chạm.

Dù vậy, những mối đe dọa như 2024 YR4 đã thúc đẩy NASA cùng các cơ quan vũ trụ phát triển công nghệ chuyển hướng thiên thạch. Một ví dụ điển hình là sứ mệnh Thử nghiệm Chuyển hướng Thiên thạch Kép (DART) gần đây, chứng minh khả năng làm chệch quỹ đạo của một tiểu hành tinh.

Giới thiên văn học hiện nay chưa chắc chắn về kích thước thực của 2024 YR4 và sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ hành trình của nó để có biện pháp ứng phó kịp thời nếu cần.

Theo The Guardian, Newsweek

>> NASA ra lệnh cấm DeepSeek vì lo ngại an ninh quốc gia Mỹ

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật