spot_img
17 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpCuộc chơi công nghệ của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm qua:...

Cuộc chơi công nghệ của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm qua: Lập 2 công ty người máy 'sinh đôi' nghìn tỷ, tách VinAI chuẩn bị cho việc bán vốn?

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có nhiều thương vụ bán vốn đình đám trong năm 2024, ví dụ như thoái vốn khỏi Vincom Retail, VInBrain…

Trong năm Giáp Thìn, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) cùng tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có một năm sôi động trong việc tái cơ cấu những khoản đầu tư của mình. Năm qua, người giàu nhất Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn của mình khi muốn hướng hệ sinh thái của Vingroup mở rộng ra mảng công nghệ, người máy.

Vingroup thành lập loạt công ty công nghệ, robotics

Trong năm Giáp Thìn, Vingroup đã thành lập 3 công ty mới bao gồm Movian AI (được tách ra từ VinAI), CTCP Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy đa năng VinMotion và CTCP Nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy đa năng VinMotion VinRobotics.

Những doanh nghiệp này đánh dấu việc tập đoàn này bước chân vào mảng người máy có thể đạt giá trị 7.000 tỷ USD vào năm 2025.

Cuộc chơi công nghệ của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm qua: Lập 2 công ty người máy 'sinh đôi' nghìn tỷ, tách VinAI chuẩn bị cho việc bán vốn?- Ảnh 1.

Điều đặc biệt, VinRobotics hay VinMotion như 2 công ty “sinh đôi”, cùng có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, cùng có cơ cấu cổ đông gồm Vingroup nắm 51%, ông Phạm Nhật Vượng nắm 39%, hai người con trai ông Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng lần lượt nắm 5%.

2 công ty đều đăng ký kinh doanh với lĩnh vực chính là sản xuất người máy công nghiệp, người máy thông minh cho các mục đích khác nhau. Bà Nguyễn Mai Hoa là đại diện pháp luật của cả 2 công ty.

Những năm qua,  Vingroup không ngừng đẩy mạnh đầu tư phát triển năng lực trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Hệ sinh thái công ty con trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp của Tập đoàn hiện có 5 thành viên, bao gồm VinFast, VinSmart, VinAI, VinBigdata, VinHitech. Như vậy, nếu hai công ty người máy mới của Vingroup chính thức đi vào hoạt động, số lượng công ty công nghệ của Tập đoàn sẽ được nâng lên thành 7 công ty.

Không chỉ riêng Vingroup thành lập những công ty công nghệ, người máy, bản thân tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng xuống tiền thành lập công ty riêng để hỗ trợ cho sự chuyển dịch này, đặc biệt là hỗ trợ cho VinFast. Trong năm qua, người giàu nhất Việt Nam đã thành lập FGF, VinDT, V-Green… với ngành nghề chính đều liên quan đến mảng xe điện, công nghệ để trợ lực cho VinFast, Vingroup.

Cuộc chơi công nghệ của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm qua: Lập 2 công ty người máy 'sinh đôi' nghìn tỷ, tách VinAI chuẩn bị cho việc bán vốn?- Ảnh 2.

Ở chiều bán, Vingroup “chốt năm” bằng việc bán VinBrain cho Nvidia. Giá trị thương vụ không được tiết lộ.

Không chỉ bán Vinbrain, hồi tháng 10/2024, Tech in Asia đưa tin, Vingroup đang muốn bán cổ phần của mình tại VinAI. VinAI được thành lập như một viện nghiên cứu của Vingroup. Sau đó, công ty này trở thành công ty con vào năm 2021 với số vốn là 425 tỷ đồng (17 triệu USD). 

Vingroup thoái vốn nhiều công ty bất động sản

Trong năm Giáp Thìn Vingroup đã tạo ra nhiều thương vụ chuyển nhượng lịch sử. Điển hình phải kể đến việc tập đoàn này đã thoái vốn khỏi Vincom Retail (mã: VRE). Theo đó, Vingroup đã bán 41,5% vốn của Vincom Retail thông qua việc chuyển nhượng 99% vốn công ty SDI. Qua đó, cả SDI và Vincom Retail đều không phải là công ty con của Vingroup.

Tổng giá trị thương vụ trên là 39.100 tỷ đồng (tương đương 1,56 tỷ USD). Vingroup cũng đã nhận toàn bộ số tiền này.

Cuộc chơi công nghệ của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm qua: Lập 2 công ty người máy 'sinh đôi' nghìn tỷ, tách VinAI chuẩn bị cho việc bán vốn?- Ảnh 3.

Ngoài Vincom Retail, Vingroup cũng tiến hành bán hai công ty bất động sản có vốn lên tới chục nghìn tỷ là NVY và VYHT. Đây đều là hai nhà phát triển thứ cấp tại siêu dự án Vinhomes Royal Island tại Hải Phòng. Các đối tác đã mua lại là những tập đoàn bất động sản nước ngoài.

Quá khứ “cắt bỏ” quyết liệt

Thực tế, trong quá khứ Vingroup được mệnh danh là doanh nghiệp tái cấu trúc quyết liệt. Thương vụ thoái vốn “đình đám” đầu tiên của Vingroup là việc tập đoàn bán toàn bộ cổ phần của Chứng khoán Vincom (VincomSC).

Đến cuối năm 2019, thị trường “chấn động” với thông tin Vingroup hoán đổi cổ phần công ty VinCommerce, đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+ cho tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN), chính thức chia tay mảng bán lẻ.

Vingroup cũng bán luôn VinEco cho Masan Group trong thương vụ này. Ngoài việc bán VinCommerce hay VinEco cho Masan Group, công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã quyết định đóng cửa chuỗi cửa hàng điện máy, công nghệ VinPro và sàn thương mại điện tử Adayroi.

Đầu năm 2020, Vingroup lại bất ngờ thông báo dừng dự án Vinpearl Air, rút khỏi lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, nhằm tập trung tối đa nguồn lực cho mục tiêu chiến lược là công nghệ và công nghiệp.

Quyết định được đưa ra sau chưa tới nửa năm tập đoàn công bố những bước đi đầu tiên và cũng chỉ cách gần 7 tháng để Vinpearl Air cất cánh, theo kế hoạch đã đưa ra từ trước.

Kể từ thời điểm 2009 đến nay, Vingroup đã mở ra và đóng lại rất nhiều dự án: VinDS (hệ thống cửa hàng quần áo, giày dép trong trung tâm thương mại Vincom), Vinlink, VinExpress (lĩnh vực logistics), Emigo (công ty thời trang VinFashion)…

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật