spot_img
14.5 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe...

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng

Tại Mỹ, những liều thuốc này đang được bán với giá lên tới 475.000 USD, tương đương hơn 11,6 tỷ VNĐ.
Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 1.

Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Medicine tuần này đã báo cáo trường hợp bệnh nhân ung thư thuyên giảm lâu nhất nhờ liệu pháp miễn dịch CAR-T.

Đó là một cô bé 4 tuổi, mắc ung thư tế bào thần kinh, được điều trị tại Bệnh viện Nhi Texas, Hoa Kỳ vào năm 2006. Tại thời điểm nhập viện, tiên lượng của cô bé được đánh giá là rất xấu.

Bệnh ung thư tế bào thần kinh của cô đã di căn đến xương. Và mọi phương pháp điều trị tiêu chuẩn bao gồm hóa trị và xạ trị cho cô bé đều không có tác dụng.

Do đó, các bác sĩ đã quyết định điều trị cho cô bé bằng liệu pháp miễn dịch CAR-T, thời điểm đó vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.

Điều mà cả các bác sĩ và người nhà cô bé không ngờ tới, đó là CAR-T không chỉ giúp cô bé thuyên giảm hoàn toàn, mà còn kéo dài thời gian “khỏi bệnh” đó suốt 19 năm.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Con số thậm chí sẽ vẫn còn tăng lên, khi cô gái hiện vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh ở tuổi 23. Xét nghiệm mới nhất không tìm thấy các tế bào ung thư tái phát.

Vui mừng hơn nữa, các bác sĩ thông báo bệnh nhân của mình đã kết hôn và trở thành mẹ của 2 đứa trẻ khỏe mẹnh. Cả một cuộc đời đã mở ra với cô bé này, vào một khoảnh khắc định mệnh năm 2006, sau khi cô nhận được một mũi tiêm CAR-T duy nhất.

CAR-T: Liệu pháp điều trị ung thư bằng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân

Chúng ta biết ung thư là căn bệnh xảy ra khi các tế bào bên trong cơ thể bị đột biến, phát triển mất kiểm soát và hình thành lên các khối u. Vì các khối u này hình thành từ chính các tế bào của cơ thể bệnh nhân, hệ miễn dịch coi tế bào ung thư là “người một nhà” và không nhận diện chúng là một căn bệnh.

Hệ quả là các tế bào miễn dịch T sẽ không tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư, như cách nó tiêu diệt vi khuẩn và virus – các mầm bệnh ngoại lai xâm nhập từ bên ngoài cơ thể.

Chữa trị ung thư vì vậy chỉ có thể dựa vào những liệu pháp tác động từ bên ngoài, cực kỳ xâm lấn và gây ra nhiều tác dụng phụ như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 3.

Các tế bào T của hệ miễn dịch coi tế bào ung thư là “người một nhà” và không nhận diện chúng là một căn bệnh.

CAR-T khì khác, nó là một liệu pháp nhắm tới việc sử dụng chính hệ miễn dịch bên trong mỗi người để chống lại ung thư. Để khiến các tế bào miễn dịch T – từ chỗ không coi tế bào ung thư là một căn bệnh chuyển sang nhận diện và tiêu diệt chúng, các nhà khoa học sẽ gắn lên bề mặt của nó một thụ thể kháng nguyên nhân tạo (chimeric antigen receptor –CAR).

Các thụ thể kháng nguyên nhân tạo CAR này được thiết kế để nhắm đến chính xác các kháng nguyên có trên bề mặt của tế bào ung thư mục tiêu. Nên sau khi tế bào T được gắn thêm CAR để trở thành CAR-T, chúng sẽ tìm diệt được mọi tế bào ung thư, đang lẩn trốn ở mọi ngóc ngách trong cơ thể, kể cả các tế bào ung thư đã di căn.

Sử dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể, CAR-T tỏ ra ưu việt hơn các biện pháp chữa trị ung thư cục bộ như phẫu thuật và xạ trị, vì các biện pháp này không có cách nào để loại bỏ hết tế bào ung thư, đưa bệnh nhân về “âm tính”, hay thuyên giảm hoàn toàn.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 4.

Các thụ thể kháng nguyên nhân tạo CAR này được thiết kế để nhắm đến chính xác các kháng nguyên có trên bề mặt của tế bào ung thư mục tiêu.

Ngoài ra, tế bào CAR-T cũng có cơ chế chọn lọc tự nhiên vốn có của tế bào miễn dịch. Nghĩa là chúng sẽ chỉ tìm diệt tế bào biểu hiện kháng nguyên phù hợp với CAR, chính là những tế bào ung thư, còn sẽ không diệt các tế bào lành tính khác trong cơ thể, ngay cả khi các tế bào này nằm ngay cạnh khối u ung thư.

Đây là điểm ưu việt của CAR-T so với hóa trị, một biện pháp sử dụng thuốc toàn thân, trong đó các phân tử thuốc sẽ tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành tính.

Chỉ cần một liều thuốc duy nhất

Nguyên lý cơ bản của liệu pháp miễn dịch CAR-T là vậy, nhưng điều trị ung thư bằng phương pháp này thực sự sẽ diễn ra như thế nào? Hãy cùng nhìn từ góc nhìn của bệnh nhân.

Trong tất cả các trường hợp, một liệu trình CAR-T sẽ bắt đầu bằng một thủ thuật giống như hiến máu. Tại bệnh viện, các bác sĩ cắm ống truyền IV để nối tĩnh mạch người bệnh với một máy lọc máu.

Khi máu của chính bệnh nhân được rút ra ngoài, máy lọc sẽ tách các tế bào T của bệnh nhân và cho vào một túi nhựa, các tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương sẽ được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 5.

Bệnh nhân được nối với máy lọc máu để thu thập tế bào T.

Túi nhựa chứa tế bào T sau đó sẽ được đưa vào hộp bảo quản và mang tới một phòng thí nghiệm, nơi sẽ có các kỹ thuật viên y sinh tiếp quản công việc.

Họ là những người đã phân tích kỹ tế bào ung thư của bệnh nhân trước đó, và tạo được ra một đoạn mã gen có khả năng sinh ra thụ thể CAR phù hợp với kháng nguyên trên tế bào ung thư của bệnh nhân.

Bây giờ, công việc là gắn CAR vào tế bào T, thường được thực hiện bằng cách đưa gen CAR vào một virus lành tính, rồi cho virus lây nhiễm tế bào T của người bệnh để chuyển đoạn gen CAR này vào tế bào T.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 6.

Tế bào T được gắn thêm thụ thể CAR.

Sau đó, mã gen CAR sẽ hướng dẫn tế bào T ” tự mọc ” ra thụ thể CAR bên ngoài tế bào. Một khi đã đạt được điều này, các kỹ thuật viên sẽ nuôi ươm hàng triệu bản sao CAR-T và đóng gói lại thành những bịch thuốc.

Thuốc sau đó được mang về bệnh viện, nơi bệnh nhân ung thư đang chờ được truyền trở lại cơ thể những tế bào CAR-T của chính mình.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 7.

Bệnh nhân được truyền trở lại tế bào CAR-T.

Vì toàn bộ quá trình gắn thụ thể CAR lên tế bào T này là cá nhân hóa, chúng rất phức tạp và cần đến bàn tay thủ công của con người, mỗi túi thuốc CAR-T như thế này là duy nhất cho từng bệnh nhân và hiện không thể sản xuất đại trà, các công ty dược phẩm thường bán chúng với giá rất đắt, lên tới hơn 10 tỷ VNĐ/liều.

Bù lại, bệnh nhân điều trị với CAR-T chỉ cần truyền một liều duy nhất. Sau đó, các tế bào CAR-T này sẽ tiếp tục nhân lên trong cơ thể họ, đi tìm và diệt toàn bộ tế bào ung thư mà chúng nhận diện được.

19 năm thuyên giảm: Một kỷ lục điều trị với CAR-T

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện đã cấp phép cho 7 liệu pháp CAR-T để điều trị các bệnh ung thư máu, bạch cầu và hạch bạch huyết.

Bên cạnh đó, họ cũng cho phép các thử nghiệm phương pháp này trên nhiều bệnh ung thư khác như ung thư thận, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư não…

Thống kê cho thấy chỉ riêng ở Mỹ đã có 35.000 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phương pháp này. Trong số đó, cứ 10 bệnh nhân thì có 6-9 người thuyên giảm, 4-5 người thậm chí không thể phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể sau điều trị, có thể được coi là khỏi bệnh.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 8.

Liệu trình điều trị với CAR-T.

Trong trường hợp của bệnh nhân mới được báo cáo trên tạp chí Nature Medicine, cô bé mắc ung thư tế bào thần kinh đã được điều trị bằng CAR-T từ năm 2006, và là một trong những bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm phương pháp này tại Bệnh viện Nhi Texas, Hoa Kỳ.

Như những bệnh nhân khác, các bác sĩ cũng đã rút tế bào T của cô bé và chỉnh sửa gen sao cho chúng biểu hiện thụ thể CAR nhắm vào kháng nguyên GD2 trên tế bào ung thư thần kinh của cô bé.

Các tế bào CAR-T sau đó được nhân lên hàng triệu lần để truyền lại vào cơ thể bệnh nhân. Chúng sau đó đã đi tìm và diệt toàn bộ tế bào ung thư có trong cơ thể cô bé.

Chỉ bằng một đợt điều trị với một liều CAR-T duy nhất, bệnh nhân đã đạt được trạng thái thuyên giảm. Xét nghiệm hàng năm không cho thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư quay trở lại nào.

Điều đáng nói là kỳ tích này đã được duy trì từ năm 2006 đến nay, nghĩa là đã 19 năm, và khoảng thời gian “khỏi bệnh” này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 9.

Emily Whitehead, một bệnh nhân ung thư nổi tiếng khác tại Mỹ cũng được điều trị bằng CAR-T vào năm 2012. Đến nay, cô đã có 13 năm thuyên giảm. Trong khi đó, danh tính của cô bé trong nghiên cứu mới vẫn được giấu kín.

“Quả thực rất tuyệt vời khi sau một khoảng thời gian theo dõi dài đến vậy, chúng tôi vẫn có thể quan sát thấy sự thuyên giảm lâm sàng với bệnh nhân này. Hiện cô bé đã trưởng thành và có cuộc sống hoàn toàn bình thường”, giáo sư Helen Heslop, người đứng đầu thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Texas cho biết.

“Đây là bệnh nhân ung thư sống lâu nhất nhờ được điều trị bằng liệu pháp CAR-T mà chưa cần phải điều trị thêm bằng bất cứ liệu pháp nào. Điều đáng mừng là sau đó, cô ấy đã có 2 lần mang thai đủ tháng và sinh ra những đứa con khỏe mạnh”.

CAR-T hiện cũng đã được thử nghiệm tại Việt Nam

Thời gian kỷ lục mà bệnh nhân ung thư này được “chữa khỏi” nhờ CAR-T đến từ một thực tế, thử nghiệm năm 2006 mà cô ấy tham gia là một trong những thử nghiệm lâm sàng sớm nhất được thực hiện với liệu pháp này.

Kể từ đó tới nay, các nhà khoa học đã thực hiện hàng ngàn thử nghiệm khác trên khắp thế giới, sử dụng CAR-T để điều trị ung thư cho hàng chục ngàn bệnh nhân.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 10.

Theo số liệu từ Clinical Trials, cơ sở dữ liệu trực tuyến của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện là quốc gia có số lượng nghiên cứu thử nghiệm CAR-T nhiều nhất, với 962 thử nghiệm.

Con số chiếm 50% trong số tổng 1.920 thử nghiệm lâm sàng CAR-T đã được đăng ký. Điều đó có nghĩa là hơn một nửa số thử nghiệm liệu pháp này hiện đang được tiến hành tại Trung Quốc.

Theo sau đó là Mỹ, với 653 thử nghiệm, chiếm khoảng 34% số thử nghiệm CAR-T trên toàn cầu.

Con số ở các quốc gia Châu Âu lần lượt là Pháp 73 thử nghiệm (3,8%), Đức 63 thử nghiệm (3,2%), Anh 61 thử nghiệm (3,2%). Australia hiện có 54 thử nghiệm (2,8%), Canada 48 thử nghiệm (2,5%).

Trong khi đó ở các nước Châu Á ngoài Trung Quốc, CAR-T cũng đang được ứng dụng ở Nhật với 33 thử nghiệm, Hàn Quốc 16 thử nghiệm, Singapore 14 thử nghiệm, Malaysia 5 thử nghiệm, Thái Lan 3 thử nghiệm.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 11.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm chúc mừng bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng CAR-T ở Việt Nam khỏi bệnh.

Tại Việt Nam, 1 thử nghiệm lâm sàng CAR-T cũng đã được thực hiện từ năm 2023 bởi Viện Nghiên cứu tế bào và công nghệ Gene Vinmec, cộng tác với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.

Theo đăng ký trên Clinical Trials, thử nghiệm CAR-T ở Việt Nam là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, sẽ đem đến cơ hội cho 16 bệnh nhân ung thư tại Việt Nam, những người mắc một trong 2 loại ung thư máu là bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính tế bào B (ALL) hoặc u lympho không Hodgkin tế bào B (NHL).

Những bệnh nhân này phải dương tính với CD19, có nghĩa là tế bào máu bị ung thư của họ phải biểu hiện kháng nguyên này trên bề mặt. Các bác sĩ sau đó sẽ tạo ra tế bào CAR-T nhắm đến CD19, rồi truyền vào cơ thể bệnh nhân.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 12.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm theo dõi quá trình điều trị CAR-T cho một bệnh nhi.

Trong một hội thảo khoa học vào tháng 12 năm 2024, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm – Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào và công nghệ Gene Vinmec, cũng là người đứng đầu thử nghiệm lâm sàng, đã báo cáo kết quả điều trị CAR-T cho 8 bệnh nhân mắc ALL và 7 bệnh nhân NHL.

Trong đó, có 5 bệnh nhân NHL và 4 bệnh nhân ALL đã đạt được tình trạng thuyên giảm hoàn toàn, 1 bệnh nhân NHL và 3 bệnh nhân ALL bị tái phát. “Đến giờ, trong số các trường hợp được điều trị CAR-T tại Vinmec và kết quả đánh giá ở giai đoạn sớm đạt 70%, còn 30% có thể tái phát”, giáo sư Liêm nói.

Tác dụng phụ và giá thành

Mặc dù là một liệu pháp mang tính cách mạng, mở ra cơ hội chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân ung thư, CAR-T không phải không có tác dụng phụ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng CAR-T có thể gây ra Hội chứng giải phóng cytokine (CRS).

Đây là phản ứng gây nguy hiểm đến tính mạng, xảy ra khi cơ thể giải phóng một lượng lớn cytokines vào máu quá nhanh, dẫn đến phản ứng sốt, buồn nôn, đau đầu, phát ban, huyết áp thấp, và trong trường hợp nặng có thể gây suy đa tạng.

Ngoài ra, CAR-T cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như nhức đầu, chóng mặt, co giật, rối loạn ngôn ngữ hoặc thậm chí hôn mê. Trên thực tế, thử nghiệm CAR-T tại một bệnh viện ở Việt Nam cũng đã ghi nhận tình trạng giải phóng cytokine xảy ra ở12/16 bệnh nhân và 2 bệnh nhân bị nhiễm độc thần kinh.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 13.

Sau truyền CAR-T, một số bệnh nhân còn phải đối mặt với tình trạng giảm bạch cầu, hồng cầu, và tiểu cầu. Một số bệnh nhân bị tăng sinh miễn dịch, khi các tế bào CAR-T tấn công nhầm vào cả tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây viêm và tổn thương nội tạng.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, điều trị với CAR-T có thể khiến bệnh nhân mắc thêm bệnh ung thư tế bào T, khi việc chỉnh sửa gen các tế bào này vô tình gây ra sự biến đổi chúng thành tế bào ung thư.

Cũng chính vì vậy mà CAR-T hiện chỉ được dùng như một biện pháp cuối cùng, khi các phương pháp điều trị ung thư khác đã thất bại hoặc bệnh nhân bị kháng hóa trị, tái phát sau khi điều trị.

Kỷ lục: Bệnh nhân ung thư di căn xương vẫn sống khỏe sau 19 năm nhờ liệu pháp đột phá này, Việt Nam cũng có thể điều trị, giá chỉ 1,5 tỷ đồng- Ảnh 14.

Thuốc CAR-T nhãn hiệu Kymriah do Novartis (Thụy Sĩ) phát triển có giá lên tới 475.000 USD, tương đương hơn 11,6 tỷ VNĐ/liều.

Ngoài ra, giá thành đắt đỏ của CAR-T cũng đang cản trở nhiều bệnh nhân tiếp cận được với liệu pháp này.

Ví dụ như liệu pháp CAR-T Kymriah của Novartis đang được bán tại Mỹ với giá lên tới 475.000 USD, tương đương hơn 11,6 tỷ VNĐ. Abecma của Bristol có giá 410.000 USD tương đương 10,2 tỷ VNĐ. Carvykti của J&J có giá 465.000 USD tương đương 11,3 tỷ VNĐ.

Tuy nhiên, tại Viện Nghiên cứu tế bào và công nghệ Gene Vinmec, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm cho biết hiện đơn vị đã có thể tự sản xuất tế bào CAR-T với giá thành chỉ bằng 1/5 so với ở Mỹ.

“Với khoảng 1,5-2 tỷ đồng để ghép tế bào CAR-T, tôi nghĩ nhiều người sẽ tiếp cận được”, ông nói.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật