spot_img
14.5 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhIMF: Lãi suất tăng có thể châm ngòi cho bất ổn tài...

IMF: Lãi suất tăng có thể châm ngòi cho bất ổn tài chính, làm phức tạp cuộc chiến chống lạm phát

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hệ thống ngân hàng phần lớn được cách ly với lạm phát, nhưng sự tổn thương ở một số ngân hàng có thể dẫn đến sự đánh đổi giữa việc kiềm chế lạm phát và bảo vệ sự ổn định tài chính.

Trước đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư lo ngại về việc lạm phát và lãi suất liên tục ở mức thấp sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nghịch lý thay, họ cũng lo ngại về lợi nhuận của ngân hàng khi việc mở cửa trở lại sau COVID-19 khiến lạm phát và lãi suất của các ngân hàng trung ương tăng vọt. Sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley và các tổ chức cho vay khác của Mỹ vào đầu năm 2023 dường như đã chứng thực những lo ngại này.

Nghiên cứu mới của IMF về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng giúp hiểu rõ những lo ngại này. Hầu hết các ngân hàng được bảo vệ khỏi những thay đổi về lạm phát – mức thu nhập và chi phí có xu hướng bù trừ cho nhau. Tuy nhiên, một số ngân hàng phải chịu áp lực lạm phát lớn có thể dẫn đến bất ổn tài chính, nếu tổn thất tập trung dẫn đến sự hoảng loạn rộng hơn trong lĩnh vực ngân hàng. Khi một số ngân hàng trung ương lớn đang đánh giá lại khuôn khổ chính sách tiền tệ sau đợt tăng vọt lạm phát sau đại dịch, việc hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng có thể giúp thiết kế khuôn khổ chính sách tiền tệ tốt hơn.

Phát hiện của IMF ngụ ý rằng, các ngân hàng trung ương có thể cần cân nhắc đến sự ổn định tài chính khi đưa ra lập trường chính sách để chống lạm phát.

Vấn đề lạm phát

Lạm phát có quan trọng đối với lợi nhuận của ngân hàng không? IMF trả lời câu hỏi này bằng cách kết hợp dữ liệu bảng cân đối kế toán và thu nhập của hơn 6.600 ngân hàng ở các nền kinh tế phát triển và mới nổi với gần 3 thập kỷ dữ liệu kinh tế của IMF.

Hầu hết các ngân hàng dường như được bảo vệ trước lạm phát khi cả thu nhập và chi phí của ngân hàng đều tăng theo lạm phát ở mức độ tương tự. Thu nhập và chi phí liên quan đến việc vay và cho vay bị ảnh hưởng gián tiếp bởi lạm phát, vì 2 yếu tố này chủ yếu phản ứng với chính sách lãi suất dao động để ứng phó với lạm phát. Ngược lại, các khoản thu nhập và chi phí khác – doanh thu từ các hoạt động ngân hàng phi truyền thống, dịch vụ, tiền lương và tiền thuê – bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi về giá.

Ở cấp độ quốc gia, tác động của lạm phát lên thu nhập và chi phí của ngân hàng thay đổi rất nhiều giữa các hệ thống ngân hàng. Sự thay đổi về lạm phát được phản ánh trong thu nhập và chi phí nhanh hơn nhiều ở một số quốc gia. Nhưng, một lần nữa, vì cả thu nhập và chi phí đều tăng theo lạm phát ở mức độ tương tự ở hầu hết các quốc gia, nên hầu hết các hệ thống ngân hàng dường như được bảo vệ phần lớn trước lạm phát.

Mỗi tương quan giữa lạm phát và lãi suất

Vậy, lạm phát có phải là nguyên nhân đáng lo ngại không?

Nghiên cứu của IMF xác định các “tổn thương” cụ thể: Một số ngân hàng đặc biệt nhạy cảm với lạm phát do các mô hình quản lý rủi ro và kinh doanh khác nhau. Một số trường hợp ngoại lệ ở cả thị trường phát triển và mới nổi và đang phát triển đã chứng kiến sự tổn thất lớn khi lạm phát và lãi suất tăng đột biến.

Đáng ngạc nhiên là 3% ngân hàng ở các nền kinh tế phát triển và 6% ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi ít nhất cũng phải chịu rủi ro vì lãi suất cao như Ngân hàng Silicon Valley, khi ngân hàng này bắt đầu phá sản. Các ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi cũng có vẻ dễ bị ảnh hưởng trực tiếp hơn bởi lạm phát, có thể là do chỉ số giá cả được thiết lập dựa trên nhiều yếu tố hơn.

IMF: Lãi suất tăng có thể châm ngòi cho bất ổn tài chính, làm phức tạp cuộc chiến chống lạm phát- Ảnh 1.

Hàm ý chính sách

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, việc thắt chặt chính sách tiền tệ, mặc dù cần thiết, có thể dẫn đến tổn thất đáng kể cho các ngân hàng có mức độ rủi ro lớn. Sau đó, khách hàng và nhà đầu tư có thể đánh giá lại rủi ro đối với các ngân hàng, điều này có thể dẫn đến hoảng loạn và bất ổn tài chính.

Việc tăng cường giám sát và quản lý thận trọng, nâng cao quản lý rủi ro bắt buộc tại các ngân hàng, cải thiện tính minh bạch và sử dụng các đánh giá rủi ro chi tiết có tính đến các yếu tố chính mà nghiên cứu của IMF nhấn mạnh đối với nhiều ngân hàng, có thể giúp hạn chế rủi ro lạm phát một cách có hệ thống.

Bất chấp những cải thiện này, nếu tổn thất tại từng ngân hàng tạo điều kiện cho sự lây lan rộng hơn, các ngân hàng trung ương có thể cần cân bằng giữa việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát với rủi ro bất ổn tài chính tiềm tàng.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật