spot_img
14 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpNhà đầu tư 'vung tiền' mua cổ phiếu HPG mạnh nhất gần...

Nhà đầu tư ‘vung tiền’ mua cổ phiếu HPG mạnh nhất gần 1 năm, tỷ phú Trần Đình Long bỏ túi thêm 2.000 tỷ

Cổ phiếu HPG tăng mạnh sau khi Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38% đến 27,83%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/2, cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận mức tăng 4,73%, đóng cửa ở mức 27.700 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu khiến thanh khoản đột biến với 73,8 triệu đơn vị được trao tay, tương đương giá trị 2.000 tỷ đồng.

Đây là mức thanh khoản cao nhất của HPG trong gần một năm qua, kể từ phiên giao dịch 27/2/2024.

Đáng chú ý, hơn 22,1 triệu cổ phiếu còn được khớp lệnh ở mức giá kịch trần, cho thấy sức hút mạnh mẽ của HPG trên thị trường.

Là cổ đông lớn nhất của Hòa Phát, tỷ phú Trần Đình Long hiện nắm giữ 1,65 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương 25,8% vốn điều lệ. Với cú bứt phá này, ông Long đã “đút túi” thêm 2.000 tỷ đồng, nâng tổng tài sản lên 45.700 tỷ đồng.

Không chỉ ông Long, các thành viên trong gia đình cũng hưởng lợi lớn từ đà tăng của cổ phiếu. Bà Vũ Thị Hiền, vợ ông Long, sở hữu 440 triệu cổ phiếu, tài sản tăng thêm 500 tỷ đồng. Con trai ông Long, Trần Vũ Minh, nắm giữ 147 triệu cổ phiếu, giá trị tài sản tăng thêm 200 tỷ đồng.

Nhà đầu tư 'vung tiền' mua cổ phiếu HPG mạnh nhất gần 1 năm, tỷ phú Trần Đình Long bỏ túi thêm 2.000 tỷ
Tỷ phú Trần Đình Long có thêm 2.000 tỷ đồng chỉ sau 1 phiên

Diễn biến tăng giá mạnh của HPG được thúc đẩy bởi thông tin Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời lên thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, với mức thuế dao động từ 19,38% đến 27,83%. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành 21/2 và áp dụng trong 120 ngày.

Việc áp thuế khiến thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn, mở ra cơ hội cho HPG gia tăng thị phần và cải thiện giá bán. Hiện tại, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh là hai doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sản xuất HRC, với tổng công suất 8,6 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu nội địa lên tới 13 triệu tấn/năm.

Bên cạnh chính sách thuế hỗ trợ, khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 cũng đang bước vào giai đoạn cuối cùng trước khi vận hành chính thức. Với quy mô 280ha, tổng vốn đầu tư lên tới 85.000 tỷ đồng, dự án có công suất thiết kế 5,6 triệu tấn HRC/năm. Phân kỳ 1 dự kiến đi vào hoạt động từ quý I/2025, trong khi phân kỳ 2 sẽ hoàn thiện vào quý IV/2025. Khi đạt công suất tối đa trong 2-3 năm tới, Hòa Phát có thể tạo ra doanh thu từ 175.000 đến 200.000 tỷ đồng/năm, với lợi nhuận sau thuế ước tính khoảng 20.000 đến 25.000 tỷ đồng.

>>Hòa Phát (HPG) đứng trước ‘cơ hội vàng’ nhờ đại dự án 85.000 tỷ và thuế chống bán phá giá HRC Trung Quốc

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật