spot_img
14 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhCơ quan có bảng cân đối kế toán 6,8 nghìn tỷ USD...

Cơ quan có bảng cân đối kế toán 6,8 nghìn tỷ USD rơi vào tầm ngắm của Elon Musk, nguy cơ bị 'kiểm toán toàn diện', không có ngoại lệ

Chỉ một quyết định của cơ quan này cũng có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Mỹ và họ đang rơi vào tầm ngắm của Elon Musk.

Elon Musk rất muốn kiểm toán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cơ quan độc lập đưa ra các quyết định quan trọng về lãi suất có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới, người cũng đang giám sát quá trình tái cấu trúc hàng loạt của chính phủ liên bang, không nhắc đến bảng cân đối kế toán trị giá 6,8 nghìn tỷ USD của Fed. Tài chính và hoạt động của Fed đã được Văn phòng Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ (GAO) và một công ty kế toán độc lập kiểm toán rộng rãi. Musk đang nói về các quyết định chính sách tiền tệ của Fed.

Nhưng việc kiểm toán chính sách tiền tệ của Fed đặt ra câu hỏi về tầm quan trọng của tính độc lập của ngân hàng trung ương, đặc biệt là khi Tổng thống Donald Trump đang cải tổ bộ máy quan liêu liên bang.

Khi được hỏi liệu Fed có nên được kiểm toán hay không tại cuộc họp thường niên của những người bảo thủ vào thứ năm, CEO của Tesla trả lời: “Vâng, chắc chắn rồi” mà không giải thích thêm. Đây là lần thứ hai trong tháng này Musk bày tỏ sự ủng hộ cho ý tưởng này.

Với tư cách là người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), Musk đã dẫn đầu các nỗ lực để tiếp cận dữ liệu chính của chính phủ. Tháng này, một thẩm phán liên bang đã tạm thời chặn DOGE truy cập vào hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính.

Lời kêu gọi giám sát chặt chẽ Fed của Musk được đưa ra sau khi ông Trump ký một sắc lệnh hành pháp vào thứ ba dự kiến sẽ làm suy yếu quyền kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng lớn. Sắc lệnh hành pháp này trao cho những người được ông bổ nhiệm quyền lực chưa từng có đối với các cơ quan quản lý độc lập, chẳng hạn như Ủy ban Thương mại Liên bang và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch. Dẫu vậy, sắc lệnh vẫn đặc biệt loại trừ chính sách tiền tệ của Fed.

Năm 2015, đảng Cộng hòa thúc đẩy Đạo luật Minh bạch của Cục Dự trữ Liên bang, còn được gọi là “Kiểm toán Fed”, nhằm mục đích khiến các quyết định về lãi suất của Fed phải tuân theo sự chấp thuận của quốc hội. Dự luật này không được ủng hộ. Năm ngoái, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Chuck Grassley của Iowa và Rand Paul của Kentucky đã cố gắng đưa ra một dự luật tương tự nhưng không mấy thành công.

“Tôi biết từ kinh nghiệm trực tiếp rằng (Fed) thiết lập chính sách tiền tệ với thông tin kỹ thuật tốt nhất hiện có và không cân nhắc đến chính trị hay đảng phái nào”, cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke đã viết trong một bài phân tích năm 2016 do Viện Brookings công bố. “Tôi cũng tin tưởng rằng các can thiệp chính trị vào các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ không dẫn đến kết quả tốt hơn”.

Cơ quan có bảng cân đối kế toán 6,8 nghìn tỷ USD rơi vào tầm ngắm của Elon Musk, nguy cơ bị 'kiểm toán toàn diện', không có ngoại lệ- Ảnh 1.

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump dường như đã thổi luồng sinh khí mới vào ý tưởng xem xét lại các quyết định chính sách của Fed. Đầu tháng này, một người dùng trên X đã lập luận trong một bài đăng rằng các động thái chính sách tiền tệ của Fed nên chịu sự “kiểm toán toàn diện”. Musk hoan nghênh ý tưởng này.

“Mọi khía cạnh của chính phủ phải hoàn toàn minh bạch và chịu trách nhiệm trước người dân”, Musk trả lời bài đăng. “Không có ngoại lệ, bao gồm, nếu không muốn nói là đặc biệt, kể cả Cục Dự trữ Liên bang”.

Hiện không rõ Musk có muốn DOGE kiểm toán Fed hay không. Đảng Cộng hòa trước đó đã đề xuất để GAO xem xét các cuộc thảo luận về chính sách tiền tệ của Fed, vốn chỉ dựa trên dữ liệu kinh tế trong nỗ lực đạt được mục tiêu kép của ngân hàng trung ương là ổn định giá cả và tối đa hóa việc làm.

Nhưng bất kể ai thực hiện việc kiểm toán, việc xem xét các quyết định chính sách của Fed về cơ bản là đặt câu hỏi liệu ngân hàng trung ương có nên độc lập hay không, vì việc xem xét các quyết định đó sẽ đưa yếu tố chính trị vào cuộc.

Phố Wall đã mạnh mẽ phản biện rằng điều đó là không nên.

“Một tổ chức Fed độc lập sẽ tốt cho nền kinh tế Mỹ, và điều này cũng tốt cho tất cả mọi người”, Roger Ferguson, cựu chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của TIAA trả lời CNBC vào tháng trước. Ferguson cũng là cựu phó chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang.

Sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp như Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng Bank of America Brian Moynihan và Peter Orszag, Tổng giám đốc điều hành công ty quản lý tài sản Lazard cho biết Fed nên duy trì tính độc lập vì lợi ích tốt nhất của nền kinh tế.

Hiện tại, không có dấu hiệu đáng báo động nào cho thấy tính độc lập của Fed đang bị đe dọa, đặc biệt là khi lệnh hành pháp của ông Trump hôm thứ ba đã loại trừ chính sách tiền tệ của Fed.

Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính dưới chính quyền mới của ông Trump cho biết trong phiên điều trần phê chuẩn vào tháng 1 rằng không có bất kỳ kế hoạch nào xâm phạm quyền tự chủ của Fed.

“Tôi nghĩ rằng về các quyết định chính sách tiền tệ, Fed nên độc lập”, ông nói với các thượng nghị sĩ.

Theo: CNN

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật