spot_img
21 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngSau Trung Quốc, sầu riêng Thái Lan và Việt Nam sắp ‘chạm...

Sau Trung Quốc, sầu riêng Thái Lan và Việt Nam sắp ‘chạm trán’ tại thị trường tỷ dân mới: Quy định ‘dễ thở’ hơn Trung Quốc, lợi thế chi phí do đi đường biển

Thái Lan đang nỗ lực mở rộng sang một thị trường sầu riêng màu mỡ không kém Trung Quốc.

Gần đây, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho xuất khẩu sầu riêng, đặc biệt thời điểm mùa vụ cao điểm tháng 5 đang đến gần. Các điểm chính bộ nêu ra là nhấn mạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các giao thức hoạt động (SOP) được thiết kế để loại bỏ nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là các chất nguy hiểm như Basic Yellow 2 (BY2 hay vàng O) và cadmium, vốn trước đây đã đe dọa khả năng tồn tại của sầu riêng Thái Lan trên thị trường Trung Quốc.

Trong thông báo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Itthiphol Kunplome, Bộ đã kêu gọi đào tạo nghiêm ngặt cho nhân viên tham gia vào quá trình xuất khẩu sầu riêng để đảm bảo sầu riêng Thái Lan không bị sâu bệnh kiểm dịch. Bộ nhắc lại 4 tiêu chuẩn thiết yếu để duy trì chất lượng sầu riêng: Không có quả quá chín, không có sâu bệnh, không dán nhãn sai và không có chất tạo màu hoặc hóa chất bị cấm.

Các biện pháp hoạt động bao gồm tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các nhà đóng gói, đảm bảo trái cây tuân thủ các quy định đã được thiết lập theo tiêu chuẩn nông nghiệp của Thái Lan. Họ cũng đã bắt đầu sáng kiến ‘Vệ sinh toàn diện’ để giải quyết các mối lo ngại đang diễn ra liên quan đến ô nhiễm do BY2. Bộ đặt mục tiêu củng cố lòng tin của người tiêu dùng và duy trì hình ảnh tích cực cho hàng xuất khẩu của Thái Lan.

Đầu năm nay Trung Quốc đã tăng cường các quy định và kiểm tra liên quan đến việc nhập khẩu sầu riêng Thái Lan. Với các hướng dẫn nhập khẩu chặt chẽ hơn, việc kiểm tra các chất gây ô nhiễm sẽ rất quan trọng để đảm bảo việc buôn bán trái cây diễn ra suôn sẻ. Thái Lan đã xuất khẩu 850.000 tấn sầu riêng vào năm 2024, thu về doanh thu vượt quá 134 tỷ baht, chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm hơn 90% thương mại.

Bên cạnh siết chặt các tiêu chuẩn an toàn, Thái Lan có kế hoạch mở rộng phạm vi thị trường ra ngoài bao gồm Mỹ, châu Âu và Ấn Độ, hướng đến mục tiêu sản lượng ít nhất 950.000 tấn với kỳ vọng doanh thu vượt quá 10 tỷ baht.

Quốc gia này kỳ vọng chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Ấn Độ vào tháng 4/2025 sẽ củng cố mối quan hệ nông nghiệp giữa Thái Lan và Ấn Độ, đồng thời mở ra một thị trường tiềm năng mới cho trái sầu riêng.

Ấn Độ cũng chính là một thị trường sầu riêng tiềm năng của Việt Nam. Từ năm 2023, Việt Nam đã xúc tiến đàm phán với Ấn Độ để xuất khẩu sầu riêng và sau hơn 1 năm đàm phán, cơ quan bảo vệ thực vật Việt Nam và Ấn Độ đã chốt được danh mục sâu bệnh gây hại cùng quan tâm để thống nhất giải pháp kiểm soát khi tiến hành xuất nhập khẩu. Theo đó, quá trình đàm phán đưa loại “siêu trái cây” này sang Ấn Độ khá thuận lợi khi không có những quy định quá chặt chẽ, khắt khe như Trung Quốc.

Chuyên gia đánh giá xuất khẩu sầu riêng sang Ấn Độ đi theo đường biển nên chi phí rẻ hơn rất nhiều; đồng thời quốc gia này có quy mô dân số cùng lượng người tiêu dùng lớn. Trong 2 năm qua, nhiều công ty Ấn Độ đã tích cực gặp gỡ lãnh đạo Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đăk Lăk để tìm hiểu trực tiếp thông tin địa phương về sầu riêng và ‘nóng lòng’ nhập sầu riêng Việt Nam.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật