spot_img
19 C
Hanoi
spot_img
Trang chủDoanh NghiệpCuộc tái thiết lập tại công ty thức ăn chăn nuôi Việt...

Cuộc tái thiết lập tại công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam 20 năm tuổi

Một dự án mang tên CEO160 đã tạo ra bước ngoặt cho ABC Việt Nam.
Cuộc tái thiết lập tại công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam 20 năm tuổi- Ảnh 1.

Từ năm 2023 đến 2024, ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh và tái cấu trúc: giá nguyên liệu biến động, nhu cầu thị trường nội địa tăng chậm, biên lợi nhuận ngày càng bị siết chặt. Theo báo cáo của Ipsos và AgroMonitor, tốc độ tăng trưởng toàn ngành giảm xuống dưới 5% mỗi năm – thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó.

Trong bối cảnh này, phần lớn doanh nghiệp trong ngành ưu tiên tối ưu hóa chi phí hoặc đầu tư vào công nghệ sản xuất. Văn hóa tổ chức – nếu có được nhắc đến – thường được xem là yếu tố dài hạn, hoặc chỉ khởi động khi đã đạt được mức tăng trưởng nhất định. Nhưng với chị Nguyễn Thị Dịu – CEO của CTCP ABC, đó là một lựa chọn chiến lược.

Cuộc tái thiết lập tại công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam 20 năm tuổi- Ảnh 2.

Chị Nguyễn Thị Dịu – CEO của CTCP ABC

Công ty Cổ phần ABC Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cũng như nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, trụ sở chính tại Hưng Yên.

Vốn là một doanh nghiệp theo mô hình truyền thống với 20 năm hoạt động, để đi đến mục tiêu vào top 10 DN thức ăn chăn nuôi nội địa tại Việt Nam trong bối cảnh thay đổi của thị trường, CEO của ABC nhận định: “Chuyên môn rất quan trọng, nhưng một tổ chức muốn đi xa thì cần có nền tảng vững chắc, không chỉ phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo mà phải dựa trên giá trị cốt lõi chung.”

Xuyên suốt năm 2023, chị Dịu đã tham gia các chương trình huấn luyện và chương trình tham quan về văn hóa doanh nghiệp do Newing tổ chức. Một năm trải nghiệm các mô hình về não bộ, tư duy chuyển hóa và lãnh đạo bằng văn hóa đã tạo ra “điểm chạm” đủ lớn để chị quyết định đưa ABC bắt đầu một hành trình mới: tái thiết lập văn hóa doanh nghiệp.

Năm 2024, ABC Việt Nam quyết định hợp tác cùng Newing triển khai dự án CEO160 – Chuyển hóa Văn hóa Hiệu suất cao, với mục tiêu không chỉ là cải thiện vận hành, mà là kiến tạo một môi trường nơi từng nhân viên hiểu – và sống – với giá trị chung..

Dự án tập trung vào ba trụ cột: tối ưu hiệu suất làm việc thông qua đào tạo đội ngũ để vận hành hiệu quả hơn, nâng cao năng suất; gắn kết đội ngũ bằng cách khuyến khích sự phối hợp giữa các phòng ban; chuyển đổi số với việc ứng dụng công nghệ như AI, ERP, giúp doanh nghiệp vận hành linh hoạt.

Học xong thì khí thế hừng hực, nhưng…

Trong giai đoạn đầu khi triển khai dự án, chị Dịu và đội ngũ nhân viên cũng gặp phải những tình huống chênh vênh và hoang mang. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, cuối cùng, dự án cũng đi qua 4 bước chuyển hoá.

Chị Dịu cho biết: “Học xong thì khí thế hừng hực. Nhưng để ngấm thì không. Lúc đó, mình phải có động thái làm sao để các bạn ‘ngấm’ – dù chỉ là những điểm nhỏ.”

Ngay trong tháng đầu, chị phải tổ chức lại tinh thần. Không để động lực chỉ tồn tại trong hội trường huấn luyện, chị cùng đội cố vấn của Newing “tiếp lửa hàng ngày”, liên tục thúc đẩy, khen thưởng, và tạo ra các chiến thắng nhỏ để giữ nhịp chuyển hóa.

Cụ thể, lộ trình chuyển đổi văn hóa sẽ gồm 4 giai đoạn chặt chẽ.

Đầu tiên là giai đoạn khám phá. Việc cần làm là tập trung nhận diện các “điểm nghẽn” trong văn hóa doanh nghiệp, từ đó xác định các vấn đề cần cải thiện.

Tiếp theo là giai đoạn tiếp cận. Bước này sẽ triển khai hệ thống bảng biển, tài liệu đào tạo và các hoạt động truyền thông để lan tỏa sâu rộng 3 giá trị cốt lõi và 8 hành vi chuẩn mục tiêu tới toàn thể cán bộ – công nhân viên.

Sau đó là giai đoạn thực thi bằng cách đưa các hành vi văn hóa vào thực tiễn thông qua nhận diện hành vi cá nhân hóa, đào tạo chuyên sâu, truyền thông liên tục và tích hợp việc đánh giá văn hóa vào quy trình làm việc hằng ngày.

Cuối cùng là giai đoạn đo lường. Đây là bước đánh giá kết quả chuyển đổi văn hóa thông qua chỉ số eNPS, năng suất lao động và mức độ gắn kết nội bộ.

Điều đáng nói là, mọi người trong công ty rất tin tưởng vào chị Dịu, cũng là chìa khóa giúp chị Dịu có động lực vượt qua giai đoạn chuyển hóa đầy thách thức.

Không còn là những người ‘chỉ dừng lại ở mức hoàn thành công việc’

Sau thời gian triển khai dự án chuyển đổi văn hoá, ABC Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong đó:

Cán bộ – công nhân viên ghi nhớ rõ 3 giá trị cốt lõi và 8 hành vi tiêu biểu.

Cuộc tái thiết lập tại công ty thức ăn chăn nuôi Việt Nam 20 năm tuổi- Ảnh 3.

Chỉ số eNPS – thước đo sự hài lòng và gắn kết của nhân viên – đã tăng vượt bậc từ 13% → 41%.

7 dự án nhỏ đạt mục tiêu bao gồm: Tăng năng suất lao động; Giảm thời gian và sức lao động cho công nhân; Giảm chi phí sản xuất; Nâng cao hiệu quả vận hành, mang lại hiệu quả bền vững; Tăng tốc sản lượng, thưởng sốc bán hàng; Sản lượng thức ăn chăn nuôi liên tiếp vượt kế hoạch trong tháng 10 và 11/2024, lần lượt là 90 và 57 tấn; Mảng lương thực đạt kết quả ấn tượng với một số chỉ tiêu vượt kế hoạch và tiến gần đến mục tiêu đề ra.

Và hàng loạt thành tích đến từ các dự án: Cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, dự án tài chính…

Một cán bộ nhân viên ABC Việt Nam cho biết: “Trước đây, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc hoàn thành công việc, nhưng giờ đây, mỗi nhân viên đều chủ động đóng góp và cùng hướng đến mục tiêu chung.”

“Sự thay đổi này là minh chứng rõ ràng rằng, khi doanh nghiệp đầu tư đúng vào con người và văn hóa, lợi ích không chỉ dừng lại ở tăng trưởng doanh thu mà còn xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển dài hạn” – Bà Nguyễn Thị Minh Giang, nhà sáng lập của Newing khẳng định.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật