spot_img
22 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếGiải mã thuế đối ứng gây chấn động thế giới: Mỹ tính...

Giải mã thuế đối ứng gây chấn động thế giới: Mỹ tính mức thuế suất như thế nào?

Tổng thống Donald Trump vừa chính thức áp thuế nhập khẩu theo nguyên tắc đối ứng, một phần trong chiến lược bảo hộ thương mại nhằm cân bằng thương mại với các đối tác lớn của Mỹ.

Một trong những yếu tố cốt lõi trong chính sách thương mại bảo hộ mà Tổng thống Donald Trump công bố hôm 3/4 (giờ Việt Nam) là kế hoạch áp thuế nhập khẩu – động thái mà ông gọi là “Ngày Giải Phóng”. Trọng tâm của kế hoạch này là thuế quan đối ứng (reciprocal tariffs).

“Đối ứng có nghĩa là họ làm với chúng ta thế nào, chúng ta làm với họ y như vậy”, ông Trump tuyên bố trong cuộc họp báo, nhấn mạnh rằng việc áp thuế theo nguyên tắc này sẽ giúp thúc đẩy sản xuất nội địa và tạo sân chơi công bằng hơn với các quốc gia đang áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng các biện pháp thuế quan “ăn miếng trả miếng” có thể gây khó khăn trong thực thi, làm xáo trộn thương mại toàn cầu và khiến giá hàng hóa tăng cao đối với người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp Mỹ.

Thuế quan đối ứng là gì?

Thuế quan đối ứng có nghĩa là Mỹ sẽ đánh thuế hàng nhập khẩu từ một quốc gia đúng bằng mức thuế mà nước đó áp lên hàng xuất khẩu của Mỹ, xét theo từng mặt hàng cụ thể. Ví dụ, nếu một quốc gia áp thuế 6% đối với giày sản xuất tại Mỹ, thì Mỹ cũng sẽ đánh thuế đối với giày nhập khẩu từ nước đó ở mức tương tự.

Giải mã thuế đối ứng gây chấn động thế giới: Mỹ tính mức thuế suất như thế nào? - ảnh 1
Washington sẽ đánh thuế hàng hóa từ các quốc gia có mức thuế cao hơn đối với hàng Mỹ. Ảnh: CBS

Hiện tại, Mỹ và các đối tác thương mại áp thuế suất khác nhau đối với cùng một mặt hàng. Chẳng hạn, Đức đang đánh thuế cao hơn đối với ô tô sản xuất tại Mỹ so với mức thuế mà Mỹ áp lên ô tô nhập khẩu từ Đức.

Alex Jacquez, Giám đốc chính sách tại tổ chức nghiên cứu chính sách công Groundwork Collaborative, giải thích: “Đối ứng có nghĩa là nếu một quốc gia áp thuế cao hơn chúng ta đối với một số mặt hàng nhất định, chúng ta sẽ nâng thuế lên tương đương”.

Nhưng việc thực thi một hệ thống thuế quan đối ứng hoàn chỉnh sẽ cực kỳ phức tạp vì có hàng chục nghìn mã hàng hóa khác nhau, mỗi mã có mức thuế riêng.

Jacquez nhận định: “Việc thiết lập thuế quan đối ứng trên mọi danh mục sản phẩm với từng đối tác thương mại là điều gần như không thể với năng lực hành chính hiện tại của chúng ta”.

Sau khi bảng thuế được công bố, tờ New York Times đưa ra nhận xét các con số “rào cản thương mại” trong bảng đều có thể được tính bằng cách lấy thâm hụt thương mại của Mỹ với một nước chia cho kim ngạch xuất khẩu của nước đó vào Mỹ.

Tuy nhiên, theo thông báo đăng trên website của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), công thức tính mức thuế suất mà chính quyền ông Trump sử dụng chủ yếu dựa trên kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia, điều chỉnh theo trọng số được lựa chọn cho từng quốc gia.

screenshot-2025-04-03-124028.jpg

Một số chuyên gia cho rằng mục tiêu thực sự của chính sách này không hẳn là buộc các công ty phải chuyển sản xuất về Mỹ hay tăng thu ngân sách, mà là gây áp lực để các quốc gia khác đàm phán lại các thỏa thuận thương mại có lợi hơn cho chính quyền ông Trump.

Thuế quan đối ứng có giống thuế quan theo quốc gia không?

Thay vì áp thuế đối ứng tuyệt đối theo từng mặt hàng, chính quyền ông Trump công bố mức thuế theo quốc gia, dựa trên mức thâm hụt thương mại của từng nước với Mỹ.

Giải mã thuế đối ứng gây chấn động thế giới: Mỹ tính mức thuế suất như thế nào? - ảnh 2
Động thái thuế quan của ông Trump được cho là có thể gây ra làn sóng trả đũa từ các đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ. Ảnh: CBS

Ông Trump cho biết Mỹ sẽ áp thuế đối ứng ở mức khoảng một nửa so với mức thuế mà các quốc gia khác đang áp lên hàng Mỹ. Nhà Trắng sử dụng một công thức để tính tổng các biện pháp thương mại mà họ cho là bất công, bao gồm thao túng tiền tệ, thuế quan và các rào cản thương mại khác.

Ví dụ, nếu Trung Quốc áp thuế 67% đối với hàng hóa Mỹ, Mỹ sẽ đáp trả bằng mức thuế 34% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể dẫn đến việc Mỹ đánh thuế hàng hóa từ các quốc gia khác với mức chênh lệch lớn so với thuế họ áp lên hàng Mỹ, gây ra nguy cơ trả đũa thương mại.

“Cách làm này sẽ ảnh hưởng đến từng mặt hàng một cách khác biệt, bởi nó được điều chỉnh theo quốc gia chứ không theo từng loại hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu”, nhà phân tích cảnh báo. “Điều này có thể khiến các quốc gia khác trả đũa Mỹ”.

Giải mã thuế đối ứng gây chấn động thế giới: Mỹ tính mức thuế suất như thế nào? - ảnh 3
Tổng thống Trump giơ một biểu đồ chi tiết về các mức thuế mới đối với từng đối tác thương mại. Ảnh: CBS

Thuế quan đối ứng có làm giá tiêu dùng tăng không?

Theo các nhà phân tích của UBS, thuế quan đối ứng sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp Mỹ và các công ty có thể sẽ chuyển phần chi phí đó sang người tiêu dùng để bảo vệ lợi nhuận.

Giáo sư Chris Barrett của Trường Kinh doanh Cornell SC Johnson bình luận: “Thuế quan thực chất là một khoản thuế mà doanh nghiệp phải trả khi nhập khẩu hàng hóa. Họ phải nộp thuế ngay tại cảng nhập khẩu, và chi phí này sẽ được chuyển sang người tiêu dùng ở mức độ nào đó”.

Mức độ tăng giá vẫn chưa thể xác định, nhưng nếu Mỹ dỡ bỏ hoặc giảm thuế quan đối ứng sau các cuộc đàm phán thương mại, giá cả có thể hạ nhiệt.

Ngược lại, nếu không có lựa chọn thay thế cho một mặt hàng cụ thể, giá tiêu dùng có thể tăng mạnh hơn.

“Khi không có sản phẩm thay thế phù hợp, người tiêu dùng sẽ phải chịu gánh nặng thuế cao hơn”, Barrett nhấn mạnh.

Theo CBS News

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật