spot_img
28 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếThỏa thuận kép gây bão: Quốc gia châu Âu 'chốt deal' với...

Thỏa thuận kép gây bão: Quốc gia châu Âu ‘chốt deal’ với ông Trump và cắt giảm 90% thuế nhập khẩu với Ấn Độ trong cùng 1 tuần

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ công bố một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vào thứ Năm, theo nguồn tin từ New York Times trích dẫn ba người am hiểu kế hoạch này.

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục vào lúc 10 giờ sáng (giờ Washington) để công bố một “thỏa thuận thương mại lớn với đại diện của một quốc gia lớn và rất đáng kính trọng”. Ông không nêu cụ thể quốc gia nào, nhưng nói thêm rằng đây sẽ là “thỏa thuận đầu tiên trong số nhiều thỏa thuận sắp tới”.

Phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin của New York Times.

Thỏa thuận kép gây bão: Quốc gia châu Âu 'chốt deal' với ông Trump và cắt giảm 90% thuế nhập khẩu với Ấn Độ trong cùng 1 tuần - ảnh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Nhà Trắng

Thông tin này ngay lập tức khiến đồng bảng Anh tăng giá so với đồng USD. Nếu được xác nhận, đây sẽ là thỏa thuận thương mại thứ hai của Anh chỉ trong một tuần, sau khi nước này ký hiệp định thương mại tự do với Ấn Độ.

Một quan chức Anh cho biết hôm thứ Ba rằng hai bên đã đạt tiến triển đáng kể trong thỏa thuận thương mại, nhiều khả năng bao gồm việc giảm hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng thép và ô tô.

Anh hiện cũng đang trong “các cuộc thảo luận tích cực” với giới chức cấp cao của Mỹ về mức thuế 100% mà ông Trump áp dụng đối với tất cả phim sản xuất ngoài nước Mỹ — thông tin được Bộ trưởng phụ trách công nghiệp sáng tạo Chris Bryant xác nhận tại quốc hội hôm thứ Tư.

Tin tức về thỏa thuận Mỹ-Anh được đưa ra trong bối cảnh quan chức Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị gặp mặt tại Thụy Sĩ vào thứ Bảy. Đây có thể là bước đầu tiên trong việc hạ nhiệt cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chiến tranh thương mại do ông Trump phát động đã làm rung chuyển các thị trường tài chính, làm dấy lên lo ngại suy thoái và khiến các ngân hàng trung ương cùng doanh nghiệp chật vật điều chỉnh trước các chính sách biến động khó lường. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng trước đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, đồng thời cảnh báo căng thẳng thương mại leo thang sẽ tiếp tục làm chậm đà tăng trưởng toàn cầu.

Chuỗi họp khẩn với các đối tác thương mại

Các chuyên gia thương mại cảnh báo rằng yêu cầu từ phía ông Trump có thể buộc London phải đối mặt với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Trong khi đó, do nhiều nhà sản xuất Anh tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, họ có thể bị ảnh hưởng gián tiếp bởi các biện pháp trả đũa nhằm vào thuế quan của Mỹ.

Từ sau ngày 2/4, khi ông Trump áp thuế 10% lên hầu hết các quốc gia, cùng mức thuế “có đi có lại” cao hơn đối với nhiều đối tác thương mại (sau đó tạm đình chỉ trong 90 ngày), các quan chức cấp cao trong chính quyền ông đã liên tục tổ chức các cuộc họp song phương để rà soát tiến trình đàm phán.

Anh không nằm trong danh sách các nước bị áp thuế bổ sung do có cán cân thương mại nghiêng về nhập khẩu hàng hóa Mỹ.

Hiện tại, Mỹ vẫn duy trì mức thuế 25% với mặt hàng ô tô, thép và nhôm; 25% với Canada và Mexico; và 145% với Trung Quốc.

Trong tuần này, ông Trump cho biết ông cùng các cố vấn cấp cao sẽ xem xét các thỏa thuận tiềm năng trong hai tuần tới để quyết định cái nào sẽ được ký kết. Trước đó, ông từng đề cập rằng Mỹ có “thỏa thuận tiềm năng” với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật