spot_img
29.4 C
Hanoi
spot_img
Trang chủThị TrườngViệt Nam có thủ phủ sầu riêng mới sau sáp nhập tỉnh...

Việt Nam có thủ phủ sầu riêng mới sau sáp nhập tỉnh thành, diện tích trồng chiếm 1/4 cả nước

Diện tích trồng của "thủ phủ" sầu riêng mới sẽ đạt hơn 42.000 ha, so với hơn 33.000 ha của tỉnh dẫn đầu cả nước trong năm 2024.

Một loại trái cây được mệnh danh là “báu vật trời ban” cho Đông Nam Á chính là sầu riêng. Do các đặc điểm về khí hậu, sầu riêng hầu như chỉ được trồng tại khu vực này bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Campuchia,…

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tính đến hết năm 2024, tổng diện tích sầu riêng trên cả nước đạt gần 151.000 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Diện tích này tăng gấp đôi so với định hướng quy hoạch đến năm 2030. 

Xét theo từng tỉnh, thành, trước khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, top 5 địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất cả nước lần lượt là Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tiền Giang, Đồng Nai, Đắk Nông. Cụ thể, tính đến năm 2024, Đắk Lắk dẫn đầu cả nước với diện tích trồng hơn 33.000 ha, theo sau lần lượt là Lâm Đồng với 25.600 ha, Tiền Giang với 21.790 ha, Đồng Nai với 12.700 ha và Đắk Nông với 12.200 ha.

Việt Nam có thủ phủ sầu riêng mới sau sáp nhập tỉnh thành, diện tích trồng chiếm 1/4 cả nước- Ảnh 1.

Tuy nhiên, sau phương án sáp nhập tỉnh thành, bản đồ sầu riêng của Việt Nam sẽ có một sự thay đổi lớn. “Thủ phủ” sầu riêng mới sẽ được hình thành với Lâm Đồng vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước.

Cụ thể, theo đề án sắp xếp, sáp nhập, Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận sẽ hợp nhất và lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay. Như vậy sau sáp nhập, diện tích sầu riêng của tỉnh này sẽ đạt hơn 42.000 ha, chính thức vượt qua Đắk Lắk, đồng thời chiếm khoảng 28% diện tích trồng của cả nước.

Việt Nam có thủ phủ sầu riêng mới sau sáp nhập tỉnh thành, diện tích trồng chiếm 1/4 cả nước- Ảnh 2.

Trong khi đó, Đắk Lắk sau khi hợp nhất với Phú Yên, tổng diện tích sầu riêng ước đạt 33.800 ha, xếp vị trí thứ 2 trên bản đồ sầu riêng của cả nước.

Đứng thứ 3 là Đồng Tháp khi sáp nhập với Tiền Giang, nâng tổng diện tích trồng sầu riêng lên 24.900 ha.

Đồng Nai sau khi sáp nhập với Bình Phước sở hữu tổng diện tích trồng sầu riêng mới đạt khoảng 20.200 ha, đứng thứ 4 của nước.

Trong khi đó, sau khi Cần Thơ hợp nhất với Sóc Trăng và Hậu Giang vươn lên vị trí thứ 5, với tổng diện tích trồng sầu riêng đạt hơn 11.100 ha.

Về tình hình xuất khẩu, Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 4 tháng đầu năm 2025 xuất khẩu rau quả chung đạt 1,62 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Đối với sầu riêng, sau 4 tháng đầu năm 2025 đạt khoảng 130 triệu USD, với khối lượng xuất khẩu ước tính 35.000 tấn. Con số này sụt giảm mạnh so với 4 tháng đầu năm 2024 khi giá trị xuất khẩu sầu riêng đạt hơn 500 triệu USD.

Tại thị trường Trung Quốc, năm 2025 đã chứng kiến bước ngoặt khi chất nhuộm vàng O – một loại chất nhuộm công nghiệp bị cấm trong thực phẩm bị phát hiện trong các lô sầu riêng từ Thái Lan vào cuối 2024. Điều này đã dẫn đến Trung Quốc siết chặt kiểm tra, yêu cầu kiểm tra 100% lô hàng đối với chất này và cadmium, gây chậm trễ thông quan (lên đến 1 tuần) và tăng chi phí.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật