spot_img
24.3 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánBộ Tài chính công bố chi tiết hành vi thao túng tài...

Bộ Tài chính công bố chi tiết hành vi thao túng tài sản mã hóa, mức phạt lên tới hàng tỷ đồng

Nhà đầu tư nếu không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về nơi lưu giữ, giao dịch hợp pháp cũng có thể bị phạt tiền nặng.

Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh (Nghị định sửa đổi).

Đối với tài sản mã hóa và thị trường tài sản mã hóa, Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hoạt động của thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam, cần thiết phải có quy định để xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về tài sản mã hóa và thị trường tài sản mã hóa. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định về xử phạt hành chính tại các Nghị định của Chính phủ đối với vi phạm về tài sản mã hóa và thị trường tài sản mã hóa. Do vậy, cần bổ sung quy định về hành vi, mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm có liên quan tại Nghị định của Chính phủ.

Hiện Việt Nam hiện nằm trong nhóm 3 quốc gia có số lượng người tham gia giao dịch tài sản mã hóa cao nhất thế giới. Tuy nhiên, do chưa có khung pháp lý đầy đủ, các hoạt động ngầm hoặc không chính thức tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ gây tổn thất cho nhà đầu tư và làm suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Để đảm bảo thực thi dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam, Bộ Tài chính, UBCKNN đã nghiên cứu bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính về tài sản mã hóa và thị trường tài sản mã hóa tại dự thảo Nghị định sửa đổi, đồng thời bổ sung các nội dung liên quan tại hồ sơ xây dựng Nghị định.

Điều 1 dự thảo Nghị định dự kiến bổ sung 01 Mục và 05 Điều quy định xử phạt vi phạm hành chính về tài sản mã hóa và thị trường tài sản mã hóa như quy định các vi phạm trong cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa, tổ chức thị trường giao dịch tài sản mã hóa, báo cáo, công bố thông tin liên quan đến tài sản mã hóa và thị trường tài sản mã hóa…

Đáng chú ý, dự thảo Nghị định bổ sung quy định vi phạm về giao dịch trên thị trường tài sản mã hóa để có cơ sở xác định, xử lý hành vi. Cụ thể, hành vi “ Sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch tài sản mã hóa” được mô tả là việc sử dụng hoặc tiết lộ hoặc cung cấp thông tin liên quan đến tổ chức phát hành tài sản mã hóa hoặc tài sản mã hóa chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá tài sản mã hóa, để giao dịch tài sản mã hóa cho chính mình hoặc cho người khác hoặc tư vấn cho người khác giao dịch tài sản mã hóa.

Dự thảo cũng đưa ra mô tả 5 hành vi được xem là “Thao túng thị trường tài sản mã hóa tại Việt Nam” gồm: (1) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục giao dịch tài sản mã hóa nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; (2) Thông đồng với nhau giao dịch tài sản mã hóa mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá tài sản mã hóa, cung cầu giả tạo; (3) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh giao dịch tài sản mã hóa gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá tài sản mã hóa, thao túng giá tài sản mã hóa; (4) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại tài sản mã hóa, về tổ chức phát hành tài sản mã hóa nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại tài sản đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại tài sản đó; (5) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá tài sản mã hóa.

Về mức phạt, Bộ Tài chính đề xuất mức phạt cho hành vi thao túng thị trường tài sản mã hóa dao động từ 1,5-2 tỷ đồng. Nếu tổ chức cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa vi phạm, họ có thể bị đình chỉ hoạt động này trong 3-5 tháng.

Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài sản mã hóa có thể bị phạt 300 triệu đến 2 tỷ đồng cho những vi phạm như không xác minh danh tính nhà đầu tư, thông tin quảng cáo gây hiểu lầm, không tách biệt quản lý tài sản mã hóa của khách với tự doanh…

Bộ Tài chính cũng đề xuất phạt 100-200 triệu đồng nếu nhà đầu tư không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu giữ, giao dịch tại các tổ chức được cơ quan này cấp phép.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật