spot_img
25.4 C
Hanoi
spot_img
Trang chủChứng KhoánĐề xuất vay Nhà nước 49 tỷ USD lãi suất 0% trong...

Đề xuất vay Nhà nước 49 tỷ USD lãi suất 0% trong 35 năm để làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam, VinSpeed có đang ‘tay không bắt giặc’?

VinSpeed vừa đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam trị giá 61,35 tỷ USD, trong đó xin vay Nhà nước 80% vốn với lãi suất 0% trong 35 năm. Đề xuất gây ra ý kiến cho rằng doanh nghiệp đang “tay không bắt giặc”.

Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed (thuộc sở hữu của gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup) đã đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với tổng mức đầu tư khoảng 1.562.000 tỷ đồng (tương đương 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời và tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng.

Theo đề xuất, VinSpeed cam kết thu xếp 20% tổng vốn đầu tư, tương đương 312.330 tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD). Phần còn lại, tương đương 80%, được doanh nghiệp đề xuất vay từ nguồn vốn Nhà nước với lãi suất 0% trong vòng 35 năm kể từ ngày giải ngân. Khoản vay này không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.

VinSpeed kỳ vọng có thể khởi công trước tháng 12/2025, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa toàn tuyến vào vận hành trước tháng 12/2030.

Đề xuất vay Nhà nước 49 tỷ USD lãi suất 0% trong 35 năm để làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, VinSpeed có đang 'tay không bắt giặc'?
Ảnh minh họa

Doanh nghiệp có đang “tay không bắt giặc”?

Nhiều ý kiến cho rằng VinSpeed muốn “tay không bắt giặc” khi đề xuất những ưu đãi chưa từng có tiền lệ, như việc vay 80% vốn với lãi suất 0% trong thời hạn 35 năm. Chỉ riêng phần lãi suất được miễn, dù tính theo mức tối thiểu, cũng mang lại lợi ích lên tới hàng tỷ USD. Trong khi đó, thời hạn khai thác lại được đề xuất lên tới 99 năm.

Trả lời Báo Thanh Niên về vấn đề này, bà Đào Thụy Vân – Phó Tổng Giám đốc VinSpeed cho biết, theo đề xuất của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ cho vay vốn chứ không trực tiếp rót vốn đầu tư. Phương án đã được duyệt vào tháng 11/2024 cho thấy, Nhà nước sẽ đầu tư 61,35 tỷ USD, không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và thời gian hoàn vốn theo tính toán của các chuyên gia có thể kéo dài tới 70 năm.

Trong khi đó, phương án của VinSpeed là Nhà nước cho vay 80% tổng vốn đầu tư, tương đương 1.249.600 tỷ đồng (khoảng 49,08 tỷ USD) trong 35 năm, không tính lãi. 20% còn lại, khoảng 312.330 tỷ đồng (tương đương 12,27 tỷ USD), VinSpeed sẽ tự thu xếp và chịu lãi vay. Như vậy, doanh nghiệp cho rằng mình đang “gánh” phần vốn tương đương 20% mà lẽ ra Nhà nước phải đầu tư, đồng thời chịu lãi cho phần vốn đó, trong khi sẽ hoàn trả đầy đủ vốn vay từ Nhà nước sau 35 năm. Về bản chất, Nhà nước không phải trực tiếp bỏ vốn vào dự án này.

Về thời gian hoàn vốn, theo tìm hiểu của VinSpeed, 98% các tuyến đường sắt cao tốc trên thế giới hiện nay đều lỗ, chỉ khoảng 2% là có lãi. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng cứ sau khoảng 30 năm vận hành, tuyến đường sẽ cần tái đầu tư hàng chục tỷ USD cho công tác bảo trì, nâng cấp. Nếu giao dự án cho VinSpeed, ngân sách Nhà nước sẽ không phải gánh các chi phí tài chính dài hạn như vậy.

“Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam rất dài, lại đi qua nhiều địa phương có mức thu nhập chưa cao, nên khả năng khai thác kinh doanh để hoàn vốn là vô cùng khó khăn. Vì vậy, thời hạn khai thác phải đủ dài mới có thể bù đắp chi phí đầu tư và vận hành” – bà Vân nói.

Ngoài ra, một số ý kiến băn khoăn về việc VinSpeed là doanh nghiệp mới thành lập, vậy lấy gì làm cơ sở để tham gia một dự án “khủng” như vậy?

Bà Vân cho biết, Vingroup – đơn vị liên quan trực tiếp đến VinSpeed đã từng đăng ký đầu tư nhiều tuyến đường sắt cao tốc khác, nên không phải là “tay mơ” trong lĩnh vực này. Hiện tại, doanh nghiệp đang đàm phán với các đối tác đến từ Trung Quốc, Đức và Nhật Bản để nhận chuyển giao công nghệ, cũng như triển khai sản xuất đầu máy, toa xe và hệ thống tín hiệu, điều khiển ngay tại Việt Nam.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật