spot_img
26.1 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhNgày 16/5: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm tỷ giá USD,...

Ngày 16/5: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm tỷ giá USD, giá đô la tự do lao dốc

Sáng 16/5, tỷ giá USD tại các ngân hàng có xu hướng tăng. Trong khi đó, giá USD tự do bất ngờ giảm sâu 80 đồng, xuống giao dịch ở mức 26.300 – 26.400 VND/USD.

Hôm nay (16/5), tỷ giá USD trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 24.960 VND/USD, giảm 10 đồng so với mức niêm yết hôm qua và là phiên giảm thứ hai liên tiếp.

Với biên độ 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là 23.712 – 26.208 VND/USD.

Tỷ giá mua – bán tham khảo cũng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm tương ứng về mức 23.762 – 26.158 VND/USD.

Sáng nay, tỷ giá USD tại các ngân hàng có xu hướng tăng sau khi đồng loạt giảm vào ngày hôm qua.

Lúc 9h00, Vietcombank – Ngân hàng có khối lượng giao dịch ngoại tệ lớn nhất hệ thống – niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.720 – 26.110 VND/USD, tăng 10 đồng ở cả hai chiều giao dịch so với sáng hôm qua.

VietinBank và BIDV cũng tăng lần lượt 7 đồng và 10 đồng ở cả chiều mua và chiều bán.

Bên nhóm ngân hàng tư nhân, Sacombank và Eximbank cùng tăng 20 đồng ở cả hai chiều mua – bán. Trong khi Techcombank giảm giá mua 4 đồng và giảm giá bán 5 đồng.

Ngày 16/5: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm tỷ giá USD, giá đô la tự do lao dốc- Ảnh 1.

Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên 15/5 với mức 25.934 VND/USD, tăng 14 đồng so với phiên 14/05.

Trên thị trường tự do, giá USD bất ngờ giảm sâu. Khảo sát lúc 9h00 sáng nay cho thấy đồng USD hiện được giao dịch ở mức 26.300 – 26.400 VND/USD, giá mua và giá bán cùng giảm 80 đồng so với mức ghi nhận sáng qua.

Trên thị trường quốc tế, chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đang dao động quanh mức 100,7 điểm, giảm nhẹ so với cuối ngày hôm qua.

Đồng USD tiếp tục xu hướng giảm sau một loạt dữ liệu kinh tế, trong đó điển hình là thước đo sức khỏe người tiêu dùng ghi nhận chi tiêu bán lẻ chậm lại trong tháng 4 do triển vọng kinh tế không chắc chắn.

Bộ Thương mại cho biết doanh số bán lẻ toàn phần và doanh số bán lẻ lõi tại Mỹ cùng tăng 0,1% trong tháng 4 sau khi lần lượt tăng 1,7% và 0,8% trong tháng 3. So với cùng kỳ năm 2024, doanh số bán lẻ và doanh số bán lẻ lõi lần lượt tăng 5,2% và 4,2%, không thay đổi nhiều so với mức tăng 5,2% và 5,4% của tháng 3.

Chỉ số giá sản xuất PPI toàn phần và PPI lõi tại Mỹ lần lượt giảm 0,5% và 0,4% trong tháng 4 sau khi lần lượt đi ngang và tăng 0,4% ở tháng 3, trái với dự báo tăng 0,2% và 0,3%. So với cùng kỳ, PPI toàn phần và PPI lõi lần lượt tăng 2,4% và 2,9% trong tháng vừa qua, cùng thấp hơn nhiều so với mức tăng 3,4% và 3,5% của tháng 3. 

Tại thị trường lao động, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ tuần kết thúc ngày 10/05 ở mức 229 nghìn đơn, đi ngang so với tuần trước đó và khớp với dự báo. Số đơn trung bình 4 tuần gần nhất là 230,5 nghìn đơn, tăng nhẹ 3,25 nghìn so với 4 tuần liền trước.

Trong Hội nghị Nghiên cứu Thomas Laubach, Washington D.C, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận định: “Các mức lãi suất thực cao hơn có thể phản ánh khả năng lạm phát sẽ biến động mạnh hơn trong tương lai so với giai đoạn giữa các cuộc khủng hoảng của thập niên 2010. Chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn có nhiều cú sốc nguồn cung hơn và có khả năng dai dẳng hơn. Đây là một thách thức lớn đối với các nền kinh tế và các ngân hàng trung ương”. Ông Powel cho rằng các thay đổi về chính sách thương mại có thể đặt Fed vào tình thế khó khi phải cân bằng giữa hỗ trợ thị trường lao động và kiểm soát lạm phát.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật