spot_img
25.1 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhKhông còn bị tiếng xấu là "mờ ám, tệ hại" - đồ...

Không còn bị tiếng xấu là "mờ ám, tệ hại" – đồ Trung Quốc giờ tự hào: Vâng, chúng tôi đến từ Trung Quốc!

Từng phải che giấu nguồn gốc của mình đến từ Trung Quốc, thậm chí thuê người nước ngoài để làm vỏ bọc, các công ty Trung Quốc giờ tự tin hơn về việc là chính mình.
Không còn bị tiếng xấu là "mờ ám, tệ hại" - đồ Trung Quốc giờ tự hào: Vâng, chúng tôi đến từ Trung Quốc!- Ảnh 1.

Không còn ngại “mác Trung Quốc”

Khi Jessy Wu chuẩn bị ra mắt công ty khởi nghiệp về AI ở nước ngoài vào năm ngoái, cô đã đắn đo với câu hỏi quen thuộc đối với nhiều nhà sáng lập công nghệ Trung Quốc: Liệu công ty của mình có nên che giấu “cái mác” là đến từ Trung Quốc hay không?

Những năm qua, do Mỹ, Châu Âu và một số nơi hạn chế các ứng dụng và công nghệ của Trung Quốc vì lo ngại an ninh quốc gia, nhiều công ty nước này đã phải thực hiện cái gọi là “thoát xác Trung Quốc” — tự hạ thấp và che giấu nguồn gốc của mình ở các thị trường nước ngoài để thu hút nhà đầu tư và khách hàng.

Nhưng thành công toàn cầu của các ứng dụng mạng xã hội và ra mắt mô hình AI thành công DeepSeek vào đầu năm nay đã thuyết phục một số nhà sáng lập như Wu tin rằng họ không cần phải làm vậy nữa.

Không còn bị tiếng xấu là "mờ ám, tệ hại" - đồ Trung Quốc giờ tự hào: Vâng, chúng tôi đến từ Trung Quốc!- Ảnh 2.

“DeepSeek đã cho chúng tôi thấy miễn là sản phẩm có tính cạnh tranh, không cần quá lo lắng về việc bản thân là một công ty Trung Quốc”, Wu nói với Rest of World.

“Sự phổ biến của TikTok và RedNote ở Mỹ cho thấy người dùng thực sự chào đón các sản phẩm tốt của Trung Quốc”, Wu nói thêm rằng nền tảng tạo video của cô đã liên tục tăng trưởng người dùng trên khắp Mỹ và Đông Á trong khi vẫn công khai là của Trung Quốc.

Sự tự tin của Wu báo hiệu một sự thay đổi trong số các công ty khởi nghiệp đến từ quốc gia tỷ dân. Thay vì tránh gây sự chú ý đến nguồn gốc như trước đây, họ đang quảng bá những lợi thế cạnh tranh của việc thuộc về Trung Quốc.

Những người sáng lập công ty khởi nghiệp ở quốc gia này cho biết họ đang tận dụng thế mạnh từ nguồn gốc Trung Quốc của mình — chẳng hạn như nhân tài kỹ thuật và chi phí sản xuất rẻ— trong khi tuyển dụng nhân viên nước ngoài và tuân thủ các quy định của quốc gia sở tại để tránh sự giám sát quá mức mà các công ty lớn phải đối mặt, chẳng hạn như TikTok, công ty sản xuất máy bay không người lái DJI và nhà sản xuất xe điện hàng đầu BYD.

Jia Zijian, người ra mắt ứng dụng học ngoại ngữ TalkMe trên các cửa hàng ứng dụng toàn cầu vào năm ngoái, cho biết thành công của DeepSeek là bằng chứng cho thấy khả năng cạnh tranh của các công ty khởi nghiệp nước này.

“DeepSeek giúp các công ty khởi nghiệp công nghệ Trung Quốc nâng cao hình ảnh. Tôi tin rằng các công ty nước ngoài khó có thể cạnh tranh với sự đổi mới mà chúng tôi tạo ra với hiệu quả chi phí như vậy”, Jia nói với Rest of World.

Không còn bị tiếng xấu là "mờ ám, tệ hại" - đồ Trung Quốc giờ tự hào: Vâng, chúng tôi đến từ Trung Quốc!- Ảnh 3.

Mặc dù nhóm 10 người của mình có trụ sở tại Bắc Kinh, Jia đã đăng ký công ty tại Singapore vào năm ngoái, giống như nhiều công ty Trung Quốc khác đã làm để tránh bị giám sát chặt chẽ cũng như thu hút vốn nước ngoài tốt hơn.

“Nơi chúng tôi đặt công ty cho mọi người biết chúng tôi tập trung vào đâu”, ông nói. Các cuộc trò chuyện với các nhà đầu tư khiến Jia tin rằng “không cần phải che giấu, nhưng cũng không có lợi gì khi nhận mình là Trung Quốc”.

Nửa tự hào, nửa thực dụng

Chiến lược của Jia đã trở nên phổ biến. Một số ứng dụng Trung Quốc ra mắt trong ba năm qua, chẳng hạn như ứng dụng video ngắn ReelShort và trình tạo video AI HeyGen, đã chuyển hoạt động và nhân viên đến California mặc dù công khai về nguồn gốc Trung Quốc của mình.

Ivy Yang, nhà phân tích công nghệ Trung Quốc cho biết cách tiếp cận này là sự kết hợp giữa lòng tự hào và chủ nghĩa thực dụng.

Các công ty Trung Quốc từ lâu đã thuê người phương Tây để quảng bá hình ảnh quốc tế — đôi khi là giám đốc điều hành, hoặc là diễn viên được trả tiền cho các sự kiện — một hoạt động phổ biến đến mức được gọi là ngành công nghiệp thuê người nước ngoài.

Không còn bị tiếng xấu là "mờ ám, tệ hại" - đồ Trung Quốc giờ tự hào: Vâng, chúng tôi đến từ Trung Quốc!- Ảnh 4.

Các công ty Trung Quốc giờ không phải e ngại trước nguồn gốc của mình.

Một hoặc hai năm trước, các cuộc trò chuyện với khách hàng Trung Quốc luôn bắt đầu bằng câu hỏi “Làm thế nào để chúng tôi loại bỏ khía cạnh Trung Quốc khỏi hình ảnh của mình?” Chris Pereira, giám đốc iMpact, một công ty truyền thông tư vấn cho các công ty Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài, cho biết.

“DeepSeek và các công ty Trung Quốc thành công khác ở nước ngoài hiện đang giúp những người đi sau họ tự tin hơn khi là chính mình — trở thành người Trung Quốc ở nước ngoài giờ là điều bình thường”.

Dẫu vậy, các công ty công nghệ Trung Quốc vẫn cảnh giác với căng thẳng chính trị và sự giám sát của cơ quan quản lý, đặc biệt là ở ở Mỹ, khi TikTok phải đối mặt với lệnh cấm tiềm tàng.

Chính phủ Mỹ cũng đang đánh giá liệu nhà sản xuất máy bay không người lái Trung Quốc DJI có cần đối mặt với các hạn chế vì lý do an ninh quốc gia hay không. BYD cũng đang gặp phải những lo ngại tương tự ở một số quốc gia.

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Deloitte, ngày càng nhiều công ty công nghệ Trung Quốc chú trọng hơn vào việc tuân thủ các quy định địa phương về bảo mật dữ liệu và chuyển giao công nghệ để tránh bị giám sát.

Khi các công ty Trung Quốc mở rộng ra nước ngoài, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra các thương hiệu toàn cầu, Pereira cho biết. Các công ty ra nước ngoài đang chọn tên phương Tây, như Temu, thương hiệu anh em của trang mua sắm phổ biến Pinduoduo tại Trung Quốc, là một ví dụ.

“Giống như Coca-Cola có tên tiếng Trung là Kekoukele… đó chính xác là những gì các thương hiệu Mỹ cũng đang làm trên toàn cầu”, ông nói. “Không phải để che giấu bản sắc, mà là để bản địa hóa hoạt động”.

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật