spot_img
27.7 C
Hanoi
spot_img
Trang chủTài ChínhChủ tịch luân phiên BRICS gác lại kế hoạch đồng tiền chung,...

Chủ tịch luân phiên BRICS gác lại kế hoạch đồng tiền chung, quan chức NHTW khẳng định: Không một tài sản nào đủ soán ngôi đồng USD 10 năm tới

Phát biểu này được quan chức ngân hàng trung ương Brazil đưa ra ngày 19/5.

Ngân hàng Trung ương Brazil cho rằng các quốc gia mới nổi trong khối BRICS khó có khả năng xây dựng được các thị trường đủ lớn để làm lung lay vai trò thống trị của đồng USD trong vòng 10 năm tới. Phát biểu này được Giám đốc phụ trách chính sách tiền tệ Nilton David đưa ra hôm thứ Hai.

“Hiện tại không có lượng tài sản nào được định danh theo BRICS đủ lớn để thay thế đồng USD. Tôi nghĩ điều đó sẽ không thay đổi trong thập kỷ tới”, ông David nhận định.

Vị quan chức này thừa nhận rằng các công cụ thanh toán thay thế có thể dần phổ biến hơn, giúp thúc đẩy các thỏa thuận thương mại song phương. Song, điều đó không đủ sức làm suy yếu vai trò của đồng USD trong tương lai gần.

BRICS là viết tắt của nhóm các nền kinh tế mới nổi lớn gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Các quốc gia này hợp tác để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Gần đây, nhóm này đã mở rộng thêm 6 thành viên gồm Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Hồi tháng 2, Reuters đưa tin rằng dưới nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên BRICS năm nay của Brazil, khối này sẽ tạm gác kế hoạch thiết lập một đồng tiền chung. Thay vào đó, khối tập trung vào việc giảm phụ thuộc vào đồng USD, chẳng hạn như kết nối hệ thống thanh toán và nghiên cứu tiêu chuẩn blockchain do các tổ chức như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đặt ra.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cảnh báo nhóm BRICS không nên thách thức vị thế thống trị của đồng USD.

Được thành lập năm 2009 và sớm mở rộng với sự tham gia của Nam Phi, BRICS hiện ngày càng trở thành đối trọng ngoại giao với các cường quốc phương Tây truyền thống.

Ông David lưu ý rằng dự trữ ngoại hối của Brazil hiện đạt 340 tỷ USD nhưng phần lớn vẫn bằng đô la Mỹ vì gần như toàn bộ giao dịch quốc tế của nước này đều được thanh toán bằng đồng tiền này.

Ông David cho biết đồng real Brazil có mối tương quan “tự nhiên” với các tài sản rủi ro, khiến nó dễ biến động hơn.

Ông nói: “Đồng real thường được các nhà quản lý quỹ sử dụng như một công cụ điều chỉnh danh mục đầu tư”. Điều này thu hút các nhà đầu tư chỉ nắm giữ đồng tiền này trong thời gian ngắn, khiến nhu cầu biến động mạnh.

Theo Reuters

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật