Giải bài toán “con gà, quả trứng” trong mảng taxi công nghệ
Thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam được ví von như thị trường thương mại điện tử: Đầy hấp dẫn nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Sức hút từ quy mô 100 triệu dân, với tỷ lệ tiếp cận Internet đạt 79,1% (tính đến đầu năm 2024) khiến Việt Nam trở thành thị trường không thể bỏ qua của hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực gọi xe công nghệ.
Hấp dẫn là vậy, nhưng để trụ vững trong thời gian dài, là một bài toán vô cùng nan giải. Thực tế chứng minh, ngay cả doanh nghiệp ngoại như Uber đã phải chia tay thị trường Việt Nam vào năm 2018, sau khi không thể cạnh tranh được với Grab. Các thương hiệu Việt như Vato của Phương Trang hay Fastgo của NextTech ghi nhận thảm cảnh tương tự.
Sau này, một số hãng taxi truyền thống nội địa cũng tham gia vào con đường làm ứng dụng, nhưng tình trạng chẳng khá khẩm hơn bao nhiêu: Số lượt tải về thấp, khách hàng ít sử dụng, chỉ quen vẫy trực tiếp trên đường hoặc gọi qua tổng đài.
Một chuyên gia trong ngành từng tiết lộ thế khó của những ứng dụng gọi xe công nghệ mới chính là vòng luẩn quẩn kiểu “con gà, quả trứng”: Khách ít kéo theo số lượng tài xế ít. Và tài xế ít ảnh hưởng đến trải nghiệm đặt xe, khiến khách không quay lại, lượng người dùng ít. Cứ như vậy, vòng luẩn quẩn này đặt ứng dụng mới vào thế khó phát triển, nhanh thì vài tháng, chậm thì vài ba năm đã phải rút lui.
Vì vậy, thời điểm VNPAY Taxi mới ra nhập thị trường, không ít người bày tỏ thái độ hoài nghi về khả năng “sống sót” của “người chơi” mới này. Là nền tảng gọi taxi trên ứng dụng ngân hàng và ví VNPAY, liệu VNPAY Taxi có đủ khả năng gia nhập cuộc chơi khốc liệt hiện nay? Thế nhưng VNPAY Taxi đã chứng minh mình đủ sức đi tiếp, nhờ áp dụng cách chơi mới trong một thị trường cũ.
Về phía tài xế, không trực tiếp chiêu mộ tài xế như Grab, Xanh SM hay Be mà thương hiệu chọn cách hợp lực với nhiều hãng taxi khác để đẩy nhanh độ phủ, mở rộng hoạt động ra nhiều địa phương chứ không chỉ gói gọn trong vài thành phố lớn. Lượng tài xế khổng lồ đến từ hơn 200 hãng taxi truyền thống, cộng thêm 2 hãng xe công nghệ là Be và Xanh SM, khiến trải nghiệm tìm tài xế qua VNPAY Taxi trở nên dễ chịu hơn, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng.
Về phía người dùng, là nền tảng hiện diện trực tiếp bên trong hầu hết ứng dụng ngân hàng như VCB Digibank, BIDV SmartBanking, Agribank E-Mobile Banking, VietinBank iPay Mobile, HDBank,… và ví VNPAY giúp VNPAY Taxi không cần mất công phát triển app mới mà vẫn tiếp cận được hơn 40 triệu khách hàng tiềm năng, đã quen với hình thức giao dịch trên điện thoại.
Chiến lược kiềng ba chân để đi đường dài
Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường gọi xe công nghệ năm 2023 có quy mô 727,73 triệu USD, ước tính đạt 0,88 tỷ USD năm 2024 và dự kiến tăng lên 2,16 tỷ USD vào năm 2029. Sự tăng trưởng không ngừng đó buộc các thương hiệu phải nghĩ mọi cách để thu hút khách hàng trong ngắn hạn, và duy trì chỗ đứng trong dài hạn.
Với VNPAY Taxi, thương hiệu cũng liên tục tung ra hàng loạt khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách hàng. Liên tiếp trong các tháng gần đây, người dùng ngập tràn trong các chương trình khuyến mại của VNPAY Taxi như: Đồng giá 30.000 đồng/chuyến xe vào thứ 3 hàng tuần (áp dụng cho các cuốc có giá trị từ 30.000 đồng đến dưới 60.000 đồng); ưu đãi giảm nửa giá mỗi ngày, lên tới tới 50.000 đồng/chuyến, áp dụng liên tục cho 3 chuyến đầu tiên nếu là khách hàng mới; ưu đãi suốt 9 tháng 10 ngày dành riêng cho mẹ bầu, ưu đãi khi khách hàng giới thiệu người dùng mới,…
Tất nhiên, VNPAY Taxi cũng hiểu rằng, chỉ dùng khuyến mại để thu thú khách hàng là chưa đủ, bởi “khách hàng đến vì khuyến mại, cũng sẽ ra đi vì khuyến mại”. Một mặt, thương hiệu duy trì hàng loạt chương trình giảm giá hấp dẫn, mặt khác thương hiệu thực hiện chiến lược truyền thông tổng thể trên mọi mặt trận, từ quảng cáo giờ vàng trên TV, quảng cáo mạng xã hội, đến quảng cáo ngoài trời,…để đưa thương hiệu VNPAY Taxi định hình trong tâm trí khách hàng.
Đến nay, nhiều người dùng vẫn chưa thể quên màn quảng cáo ấn tượng của VNPAY Taxi trên khắp đường phố Hà Nội vào đầu tháng 4 vừa qua. Phá vỡ mọi khuôn mẫu truyền thống, biển quảng cáo ngoài trời của VNPAY Taxi tuy đơn giản nhưng đã đánh thẳng vào trọng tâm vấn đề: Hỗ trợ người dùng tiết kiệm tối đa chi phí di chuyển.
Để tạo nhận diện riêng, VNPAY Taxi đã nhanh chóng tung ra linh vật đại diện là “Tổng tài VNPAY Taxi” mang hình chú gấu mặc trang phục đỏ-xanh lam, hai màu đặc trưng của thương hiệu.
Không chỉ dừng lại ở việc xuất hiện trong video quảng cáo, Tổng tài VNPAY Taxi còn xuất hiện ở mọi ngóc ngách từ Bắc vào Nam, vừa giúp người dùng đặt xe vừa mang lại cảm giác vui vẻ, tích cực.
Tạo hình “Tổng tài VNPAY Taxi” theo phong cách vui vẻ, năng động, cũng là nguồn năng lượng tích cực mà thương hiệu muốn truyền đạt cho khách hàng trong mỗi lần sử dụng dịch vụ.
Nếu chính sách khuyến mại và chiến lược truyền thông tổng thể là hai trong số ba chân kiềng để VNPAY thu hút, tạo ấn tượng với khách hàng, thì chiếc kiềng cuối cùng giúp thương hiệu duy trì lợi thế trong dài hạn, chính là việc tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Năm 2023, VNPAY Taxi nằm trong top 50 sản phẩm – dịch vụ tin dùng Việt Nam trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ. Mới đây nhất, dịch vụ VNPAY Taxi vinh dự nhận được danh hiệu Top 10 Sản phẩm xuất sắc Sao Khuê 2024.
Tất nhiên, hiện tại vẫn còn quá sớm để dự đoán tương lai của VNPAY Taxi. Nhưng với những gì thương hiệu đã và đang làm được, người tiêu dùng có thêm một lựa chọn tốt khi đặt xe taxi, cũng như có quyền hy vọng vào một thương hiệu Việt sớm muộn sẽ “làm nên chuyện”, thậm chí đủ sức định hình lại thị trường taxi công nghệ Việt Nam.