spot_img
24 C
Hanoi
spot_img
Trang chủQuốc TếVượt mặt Mỹ nhờ ‘sức mạnh bẩm sinh’: Quốc gia châu Á...

Vượt mặt Mỹ nhờ ‘sức mạnh bẩm sinh’: Quốc gia châu Á được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau 7 năm nữa

Theo dự đoán, quốc gia này có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ hai vào năm 2031 và là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2060.

Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ hai vào năm 2031 và là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2060, Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) Michael Patra cho hay.

Ông Patra nhận định: “Với những sức mạnh bẩm sinh mà tôi đã mô tả và quyết tâm đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của mình, có thể tưởng tượng Ấn Độ sẽ bước vào thập kỷ tiếp theo để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không phải vào năm 2048 mà là vào năm 2031 và nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2060”.

Vượt mặt Mỹ nhờ ‘sức mạnh bẩm sinh’: Quốc gia châu Á được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau 7 năm nữa - ảnh 1

Ảnh minh họa

Vị Phó Thống đốc mô tả hành trình phát triển kinh tế của Ấn Độ là một quá trình đầy biến động và gian nan. Ông cho biết trong năm tài chính 2023-2024 vừa qua, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế trị giá 3,6 nghìn tỷ USD.

Ông khẳng định chính sách tiền tệ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ theo mức lạm phát toàn cầu.

“Ổn định giá cả là yếu tố tốt nhất mà chính sách tiền tệ có thể đóng góp để củng cố nền tảng cho quỹ đạo tăng trưởng trong vài thập kỷ tới”, ông nói. Điều này chuẩn bị cho việc quốc tế hóa đồng rupee và sự nổi lên của Ấn Độ như một cường quốc kinh tế của thế giới tương lai.

Phó Thống đốc cũng cho biết thêm rằng nếu muốn trở thành nền kinh tế phát triển, Ấn Độ cần phải tăng trưởng với tốc độ 9,6% mỗi năm trong 10 năm tới.

“Nếu Ấn Độ có thể tăng trưởng với tốc độ 9,6% mỗi năm trong 10 năm tới, quốc gia sẽ thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình thấp và trở thành một nền kinh tế phát triển”, ông nói.

Vượt mặt Mỹ nhờ ‘sức mạnh bẩm sinh’: Quốc gia châu Á được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau 7 năm nữa - ảnh 2

Phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) Michael Patra

Ông Patra nhận định rằng tỷ giá hối đoái hiện tại trên thị trường có thể biến động mạnh. Do đó, việc áp dụng chúng làm mẫu số cho GDP tính bằng tiền tệ quốc gia có thể không phù hợp để so sánh giữa các nước.

Một biện pháp thay thế là Ngang giá sức mua (PPP). Đó là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ trung bình ở mỗi quốc gia. Ông chỉ rõ: “Với PPP, sự so sánh thay đổi đáng kể. Về mặt PPP, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới”.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng dự đoán rằng, Ấn Độ sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2048 để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xét về khía cạnh PPP.

Về tình trạng lạm phát gia tăng trong nền kinh tế Ấn Độ, ông cho biết RBI cam kết đưa lạm phát về mức mục tiêu và lạm phát sẽ giảm xuống còn 4,1% vào năm 2025-2026. Vị Phó Thống đốc cho hay: “RBI dự báo lạm phát trung bình ở mức 4,5% trong năm 2024-2025 và 4,1% trong năm 2025-2026. Việc kiềm chế lạm phát sẽ đặt nền tảng cho tăng trưởng cao bền vững trong tương lai”.

“Thời đại của Nhật Bản bắt đầu từ những năm 1960 và kéo dài đến những năm 1980. Thời đại của Trung Quốc bắt đầu từ đầu những năm 1990, đưa nước này lên vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Thời của Ấn Độ đã đến từ năm 2010”, ông Patra nhận định.

Dù vậy, ông cũng lưu ý rằng Ấn Độ sẽ phải vượt qua nhiều thách thức khác nhau liên quan đến năng suất lao động, cơ sở hạ tầng, đóng góp của ngành sản xuất trong GDP và xanh hóa nền kinh tế để phát triển bền vững.

Theo NDTV

spot_img

Mới cập nhật

Nổi bật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây